EU với công cuộc chuyển đổi xanh

EU với công cuộc chuyển đổi xanh

Kết luận của Viện Rousseau trong nghiên cứu do các nhà lập pháp ủng hộ môi trường của Nghị viện châu Âu (EP) bảo trợ công bố cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần đầu tư 1.500 tỷ euro mỗi năm để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050. Trước thực tế biến đổi khí hậu gây thời tiết cực đoan ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, trong khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử EP diễn ra vào tháng 6 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của EU xem chính sách về khí hậu là vấn đề then chốt nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng EU thành khu vực trung hòa carbon vào năm 2050.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Phiên khai mạc Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng LHQ. Ảnh: UN

Đoàn kết vì sức khỏe toàn cầu

Hơn một nửa dân số toàn cầu chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu. Đưa ra các cam kết chính trị mạnh mẽ hơn và đầu tư tài chính để bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là nhiệm vụ cấp bách mà các nhà lãnh đạo thế giới vừa đề ra tại phiên họp trong khuôn khổ kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc, giữa lúc hàng loạt thách thức y tế cũ, mới đan xen.
Ảnh minh họa: Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông nước Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Kỳ vọng từ cam kết mạnh mẽ của các nước G7

Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) vừa cam kết gia tăng nỗ lực cắt giảm khí thải và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển. Các nước nghèo vật lộn với khó khăn và cần các nguồn tài chính và giải pháp để cân bằng giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế. Cam kết của các nước giàu được kỳ vọng giúp tạo bước tiến mới trong thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed. (Ảnh: TTXVN)

Liên hợp quốc hối thúc các nước phát triển tôn trọng cam kết khí hậu

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed kêu gọi các quốc gia phát triển đưa ra lộ trình rõ ràng nhằm khởi động việc phân bổ các gói tài chính đã cam kết tài trợ cho các quỹ thích ứng khí hậu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) hồi năm 2021.
Ảnh minh họa: Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian cho rằng, đàm phán chưa đạt tiến triển do Mỹ tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt chống Iran. (Nguồn: IRNA/TTXVN)

Iran kêu gọi Mỹ tôn trọng cam kết về khôi phục JCPOA

Theo Tân Hoa xã, trong bài trả lời phỏng vấn đài phát thanh NPR (Mỹ), Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian khẳng định rằng, việc Washington tôn trọng các cam kết, bao gồm dỡ bỏ cấm vận và không phá vỡ các thỏa thuận đã ký, là rất quan trọng đối với các cuộc đàm phán về khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tại buổi làm việc.

Ngân hàng Nhà nước cam kết tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt

Tại cuộc gặp trực tuyến song phương ngày 19/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đánh giá cao sự phối hợp làm việc mang tính xây dựng của hai bên, cùng cam kết sẽ duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ, thiện chí nhằm tìm ra giải pháp cho những thách thức chung như hỗ trợ phục hồi mạnh mẽ và toàn diện sau đại dịch Covid-19.​