Xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước là địa phương có diện tích trồng bồn bồn lớn nhất ở tỉnh Cà Mau. Bình quân mỗi năm, người dân nơi đây thu hoạch gần 50 tấn bồn bồn thương phẩm nhưng vẫn không đủ để cung ứng cho thị trường. Vì vậy, mô hình tổ hợp tác trồng bồn bồn ở xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước được nhân rộng và góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng chục ngàn hộ nông dân ở vùng ngọt hóa trong tỉnh.
Bồn bồn rất dễ trồng, thích nghi với nước ngọt và những vùng đất sâu trũng, không cần nhiều vốn mà chỉ tốn công thu hoạch và bán được giá cao. Ngoài việc dùng để ăn sống, nấu canh, bồn bồn còn được dùng để chế biến thành các món ngon được nhiều người yêu thích. Ðặc sản bồn bồn hiện được thu mua tại nhà dân với giá trên dưới 25.000 đồng/kg. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình còn kết hợp thêm việc nuôi cá cho năng suất cũng khá cao. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều địa phương khác của tỉnh, nhất là đối với những hộ nông dân có ít đất.
Ðể nghề trồng bồn bồn được phát triển bền vững hơn, nhiều địa phương trong tỉnh đã thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã. Từ loài cây hoang dã, sau một thời gian được chính quyền địa phương nông công, định hướng sản xuất theo chuỗi liên kết, "Sản phẩm Bồn bồn Cái Nước-Cà Mau" giờ đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.
Nông dân ở xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước thu hoạch bồn bồn. |
Nông dân ở xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước thu hoạch bồn bồn. |
Khâu chế biến bồn bồn đã giải quyết được lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. |