Trước đó, ngày 12/12, Tổ công tác Công an huyện Hàm Thuận Bắc đã tiến hành kiểm tra tại khu vực đất trống thuộc Tổ 5, thôn Đaguri, xã Đa Mi thì phát hiện N.T.H, sinh năm 1980 (trú tại phường Tân Thiện, thị xã La Gi) cùng ba người làm công khác đang vận hành máy móc để tái chế nhớt thải trái phép.
Hệ thống máy vận hành để tái chế nhớt thải. |
Tại hiện trường, cơ sở tái chế nhớt thải được dựng lên ở khu vực đất trống, xa khu dân cư. Trong khuôn viên có một xưởng tái chế nhớt rộng khoảng 60m2. Tại khu vực nhà xưởng, lực lượng công an phát hiện và thu giữ 9.200 lít nhớt thải được chứa trong các thùng phuy, một số máy móc xử lý nhớt và hóa chất các loại phục vụ cho quá trình xử lý tái chế nhớt.
Nhớt thải được thu gom, mua lại từ các garage sửa xe ô-tô, trung tâm bảo dưỡng với giá 3.000 đồng/lít, sau đó sử dụng các hóa chất để tái chế lại trở thành nhớt “sạch” và bán ra thị trường với giá 5.500 đồng/lít.
Hiện, Công an huyện Hàm Thuận Bắc đang tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.
Khu vực tái chế nhớt. |
Tái chế nhớt thải trái phép là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về xử lý chất thải nguy hại. Chỉ sau vài công đoạn xử lý tại các lò đun nấu thủ công lậu, số lượng lớn dầu nhớt thải được “phù phép” thành dầu nhớt “sạch” rồi bán ra thị trường, nhái thương hiệu của nhiều công ty nổi tiếng.
Dù biết tác hại của nhớt giả, nhưng lợi nhuận cao nên nhiều tiệm sửa xe, cửa hàng kinh doanh phụ tùng, cây xăng... đã trở thành “đại lý” tiêu thụ loại nhớt “phù phép” này. Hơn thế nữa, việc sử dụng loại nhớt tái chế này làm gia tăng xảy ra hỏa hoạn, nguy hiểm hơn là đe dọa đến sức khỏe con người.
Bình Thuận: Bắt một điểm tái chế nhớt trái phép, thu giữ hơn 11.000 lít nhớt giả thương hiệu
Khu vực tái chế nhớt. |
Để tiếp tục ngăn chặn, kịp thời phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tái chế nhớt thải trái phép, Công an huyện Hàm Thuận Bắc tiếp tục chủ động nắm chắc tình hình, thu thập thông tin, tài liệu xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu sản xuất, buôn bán nhớt thải tái chế.