"Bệ đỡ" trong hành trình “săn con” kéo dài cả thập kỷ

NDO - Gần 10 năm "săn con", vợ chồng chị Vi Thị Diện (1994) và anh Lương Văn Dược (1992), người dân tộc Thái (Thanh Hóa) không biết xoay xở đâu số tiền lớn để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
0:00 / 0:00
0:00
Vợ chồng chị Vi Thị Diện (1994) và anh Lương Văn Dược (1992) được hỗ trợ làm IVF miễn phí, chắp cánh ước mơ sau gần 10 năm hiếm muộn.
Vợ chồng chị Vi Thị Diện (1994) và anh Lương Văn Dược (1992) được hỗ trợ làm IVF miễn phí, chắp cánh ước mơ sau gần 10 năm hiếm muộn.

Tháo gỡ rào cản về kinh tế cho các cặp đôi hiếm muộn

Gần 10 năm trước, chị Vi Thị Diện (1994) và anh Lương Văn Dược (1992) kết hôn và mong ngóng ngày chào đón đứa con đầu lòng. Thế nhưng, hạnh phúc vẫn ở rất xa tầm tay anh chị, trong khi đó, kinh tế gia đình quá khó khăn là rào cản lớn trên hành trình chạm tay đến giấc mơ bế bồng con yêu.

Sinh sống tại xã miền núi huyện Bá Thước, vợ chồng chị Diện anh Dược quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với nghề nông nghiệp và lao động tự do ai thuê gì làm đó, chi tiêu tằn tiện cũng chỉ vừa đủ sống qua ngày.

Dành dụm được số tiền ít ỏi, với khát khao cháy bỏng được bế trên tay con yêu, tháng 5/2023 hai vợ chồng chị Diện, anh Dược đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám.

Nhận thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại đúng vào dịp chương trình Tuần Lễ vàng đang diễn ra, bác sĩ khuyên vợ chồng anh chị nộp hồ sơ xét duyệt gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF với hy vọng sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí chạy chữa trên hành trình tìm con.

Đây là năm thứ 5 liên tiếp Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội triển khai hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF cho 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong các ca được làm IVF miễn phí từ năm 2019 đến nay, 90% các gia đình đã có tin vui và sinh con khỏe mạnh với 46 em bé chào đời, các gia đình còn lại đang chờ chuyển phôi cũng như nhận được sự hỗ trợ, theo dõi, hỗ trợ sát sao từ bệnh viện.

Và rồi may mắn đã đến với gia đình anh chị, sau quá trình xét duyệt và thẩm định hồ sơ, chị Diện, anh Dược đã trở thành 1 trong 10 gia đình được nhận hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Cặp vợ chồng chị Nguyễn Thị Hằng (1987) và Đinh Quang Tài (1985), quê ở xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đều bị khuyết tật vận động, đi lại khó khăn. Thế nhưng, họ chưa ngừng khao khát có đứa con bế bồng.

Sinh ra trong một ra đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố anh Tài tham gia kháng chiến và chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam, 2 người anh của anh Tài đã mất do bị di chứng của chất độc hóa học này.

Kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào tiền trợ cấp gần 5 triệu đồng/tháng do nhà nước hỗ trợ không đủ trang trải kinh tế. Giữa năm 2023, biết được thông tin về Tuần lễ Vàng-Ươm mầm hạnh phúc, chị Hằng, anh Tài ra bệnh viện thăm khám và nộp hồ sơ xét duyệt miễn phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Sau khi nhận hồ sơ, thẩm định và đến trực tiếp địa phương để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, bệnh viện đã quyết định trao gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF cho hai vợ chồng anh chị.

"Bệ đỡ" trong hành trình “săn con” kéo dài cả thập kỷ ảnh 1

Các gia đình được nhận hỗ trợ IVF lần này.

Cũng vỡ òa hạnh phúc khi 1 trong 11 cặp đôi được hỗ trợ làm IVF miễn phí là gia đình chị Hồ Thị Chính và anh Lê Đức Huy (Gio Linh, Quảng Trị). Gần 6 năm sau kết hôn, anh chị chưa có con, kinh tế eo hẹp. Chị Chính là em út trong gia đình có 3 anh chị bị nhiễm chất độc da cam (2 người đã qua đời).

Dành dụm được số tiền ít ỏi, hai vợ chồng đi chạy chữa nhiều nơi để mong có con, từng thực hiện thụ tinh nhân tạo – bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) năm 2021 nhưng không thành công, hai vợ chồng chị Chính đã có lúc muốn buông xuôi bởi chi phí quá lớn.

Lần này, chị Chính, anh Huy vượt gần 600km từ Quảng Trị ra Hà Nội thăm khám và nộp hồ sơ xét duyệt 10 ca hỗ trợ miễn phí thực hiện IVF và đủ điều kiện được hỗ trợ. Vậy là những rào cản về kinh tế đã tạm thời được gỡ bỏ bởi sự hỗ trợ từ gói hỗ trợ này.

"Bệ đỡ" cho các gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, thực tế trong quá trình thăm khám, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca khó, hiếm muộn do nhiều nguyên nhân như vợ chồng mang gene bệnh lý hiếm, người chồng vô sinh, vợ chồng hiếm muộn lâu năm, sảy thai nhiều lần…

Việc can thiệp hỗ trợ sinh sản cho những trường hợp này đòi hỏi thêm những kỹ thuật, quy trình phức tạp và tốn kém hơn so các trường hợp thông thường. Tuy kinh phí thực hiện các kỹ thuật không quá lớn nhưng sẽ tạo thêm áp lực cho bệnh nhân trong quá trình tìm kiếm đứa con của mình.

"Bệ đỡ" trong hành trình “săn con” kéo dài cả thập kỷ ảnh 2

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Thấu hiểu với áp lực kinh tế lên nhiều gia đình hiếm muộn, hằng năm, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn mở rộng các gói hỗ trợ chi phí cho các cặp đôi có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn nối dài cánh tay yêu thương, giúp các gia đình hiếm muộn chạm gần hơn tới giấc mơ bế bồng con yêu của mình.

Việc hỗ trợ gói phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro TESE sẽ giúp tăng cơ hội có con cho nam giới vô tinh, đặc biệt là những trường hợp vô tinh không do tắc nghẽn vốn là thách thức lớn trong điều trị vô sinh nam. Một số gia đình nhận hỗ trợ chi phí vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE (năm 2020, 2021, 2022) đã tìm thấy tinh trùng để thực hiện IVF thành công và đón được con yêu.

Về phía nữ giới, việc phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung sẽ nhằm giúp phát hiện các bất thường ở buồng tử cung như: polyp buồng tử cung, dính buồng tử cung, ứ dịch vòi tử cung là một trong những nguyên nhân quan trọng gây hiếm muộn phổ biến, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, việc hỗ trợ chi phí cho việc sàng lọc và nuôi cấy phôi rất có ý nghĩa để giúp các gia đình IVF có thể sinh con khoẻ mạnh nếu không may mắc bệnh lý di truyền; đồng thời giúp tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi, giúp các gia đình chạm tay gần hơn đến ước mơ làm cha, làm mẹ.

Ngày 24/6, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức lễ “Công bố và trao quyết định: 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% và các chương trình xét duyệt miễn phí khác” cho các trường hợp bệnh nhân đủ điều kiện, đã nộp hồ sơ đăng ký xét duyệt trong khuôn khổ chương trình Tuần lễ vàng-Ươm mầm hạnh phúc 2023.

Các gói hỗ trợ bao gồm: 10 gia đình nhận hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON-IVF); miễn phí 20 ca sàng lọc phôi mang gene bệnh lý di truyền: Thận đa nang, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, Thalassemia, Hemophilia, teo cơ tủy… và một số bệnh lý hiếm khác (không giới hạn số lượng phôi); miễn phí 10 ca vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng – MicroTESE cho các gia đình thực hiện IVF; miễn phí 10 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung; miễn phí 20 ca nuôi cấy, theo dõi phôi bằng hệ thống tự động - Timelapse (tối đa 16 phôi); miễn phí 50 ca thụ tinh nhân tạo – bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI); miễn phí 20 ca sử dụng dịch vụ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm...