Từ ngày 18/10/2024 đến 17/1/2025, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, những tấm Nà Pha (chăn) mang hoa văn độc đáo của đồng bào Thái Nghệ An được chính thức giới thiệu tới người xem. Đặc biệt, trong số những tấm nà pha này, có tới 101 tấm là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Lâu nay, vấn đề kết nối các không gian để tạo nên trải nghiệm tham quan liền mạch, trọn vẹn cho khách tham quan chưa thật sự được các bảo tàng ở nước ta quan tâm. Với sự xuất hiện của không gian Trúc Lâm, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã trở thành đơn vị tiên phong cho xu hướng kiến tạo những không gian kiến trúc xanh có khả năng “đối thoại” hài hòa về cả mặt thiết kế và nội dung trưng bày.
Kiến trúc xanh là nghệ thuật kiến trúc đề cao sự thân thiện với môi trường, từ đó tạo nên một không gian sống bền vững. Đây cũng đang trở thành một xu hướng thiết kế mới, đáp ứng các yêu cầu về một cuộc sống chất lượng. Cũng nhờ hướng đi này mà không gian Trúc Lâm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhận được 2 giải thưởng quốc tế cho phong cách này.
Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động vui Tết Thiếu nhi, trong đó có chương trình “Vui khám phá di sản các nước” với nhiều hoạt động, trò chơi dân gian dành cho trẻ em.
Nhân kỷ niệm ngày Bảo tàng quốc tế 18/5, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục miễn phí nhằm mang lại những khám phá thú vị về văn hóa các dân tộc tới công chúng.
“Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An” là chủ đề của chương trình khai xuân tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật (mùng 8 và mùng 9 Tết Giáp Thìn).
Ngày 2/2 (23 tháng Chạp), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã diễn ra chương trình “Trải nghiệm Tết Việt” với sự tham gia của các nghệ nhân, học sinh và sinh viên đến từ Bắc Ninh, Hà Nội.
Trong hai ngày 23 và 24/9, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam diễn ra chương trình vui chơi trung thu với chủ đề: "Em yêu trung thu - Em yêu khoa học". Xuyên suốt chương trình là những hoạt động vui chơi giải trí mang đậm nét truyền thống, hứa hẹn đem lại một sân chơi bổ ích cho các gia đình vào dịp cuối tuần này.
Bảo tàng Dân tộc học (phố Nguyễn Văn Huyên) được ví là nơi "đến hoài không chán" ở Hà Nội. Với hàng chục nghìn hiện vật, bảo tàng là nơi đem đến những điều mới lạ về phong tục, tập quán trang phục… của 54 dân tộc anh em. Bảo tàng còn có khu vườn kiến trúc, giới thiệu những ngôi nhà truyền thống của một số dân tộc cùng nhiều kiến thức về văn hóa, lịch sử rất thú vị.
Trong hai ngày 27 và 28/5, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình Tết thiếu nhi: “Cùng con khám phá di sản văn hoá" dành cho các bạn nhỏ nhân dịp Tháng Thiếu nhi và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, nhiều bảo tàng tổ chức các hoạt động đa dạng dành cho công chúng, để tìm hiểu, tôn vinh và phát huy giá trị của những di sản được lưu giữ tại bảo tàng.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi hiếm hoi lưu giữ nhiều công trình kiến trúc đặc trưng của các dân tộc Việt Nam, trong đó hai công trình có kích thước lớn là nhà rông Bana và nhà dài Ê Đê. Sau một thời gian dài trưng bày, sử dụng, nhà dài Ê Đê đã xuống cấp. 13 người thợ lành nghề từ Tây Nguyên đã được mời ra sửa lại ngôi nhà đúng như nguyên bản.
Những nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc trong nhiều năm qua, nay đã được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hiện thực hóa bằng một Phòng trưng bày riêng về Hàn Quốc, chính thức mở cửa đón khách tham quan bắt đầu từ chủ nhật 18/12.
Gần như là nơi đầu tiên đưa các nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống trở lại với công chúng trong các hoạt động lễ, tết, đặc biệt là Tết Trung thu, cho đến nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có đến 20 năm gắn bó với đồ chơi truyền thống.
Sau 2 năm vắng bóng vì dịch Covid-19, năm nay, chương trình vui Trung thu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trở lại với nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn, theo chủ đề đồ chơi dân gian truyền thống.
Sau một khoảng thời gian dài đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19, lượng du khách đến tham quan Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tăng đáng kể. Nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và con người được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
Một không gian mới dành cho công chúng, đặc biệt là trẻ em khám phá, tìm hiểu văn hóa của Việt Nam và thế giới, vừa được khai trương tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Những ngày giãn cách, các hoạt động tập trung đông người phải dừng lại, không gian của các bảo tàng vắng bóng khách tham quan. Khi ấy, các tour tham quan online, các triển lãm, trưng bày trực tuyến trở thành một công cụ giúp cho bảo tàng duy trì hoạt động, đồng thời cũng là cách để nhiều khách tham quan có thể thưởng thức sản phẩm mới của bảo tàng ngay trong ngôi nhà của mình trong thời gian giãn cách.
Ngày 4-2, tại Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình 23 tháng Chạp “Tết Việt - không gian thiêng”, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu và nghệ nhân dân gian.