Bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế dịp Tết Nguyên đán 2024

Bảo hiểm xã hội các tỉnh thông báo số điện thoại trực đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh tới người dân, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Cùng với đó, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của người bệnh và cơ sở khám, chữa bệnh về chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế .
0:00 / 0:00
0:00
Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân cao tuổi. Ảnh; nhandan.vn.
Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân cao tuổi. Ảnh; nhandan.vn.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 314/BHXH-CSYT gửi bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc Phòng; Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (gọi chung là bảo hiểm xã hội các tỉnh) về việc bảo đảm quyền lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế phải nằm điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Tại văn bản này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu bảo hiểm xã hội các tỉnh thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; thông báo số điện thoại trực đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh tới người dân, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của người bệnh bảo hiểm y tế và cơ sở khám, chữa bệnh về chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội các tỉnh thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; thông báo số điện thoại trực đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh tới người dân, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Cùng với đó, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của người bệnh bảo hiểm y tế và cơ sở khám, chữa bệnh về chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đồng thời, tổng hợp danh sách người bệnh bảo hiểm y tế phải nằm điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong dịp Tết, đề nghị cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư, thiết bị y tế trong danh mục bảo hiểm y tế, tuyệt đối không để người bệnh tự mua trong quá trình điều trị.

Trước đó, nhằm góp phần chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, người lao động trong dịp Tết theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã ban hành văn bản số 288/BHXH-VP chỉ đạo bảo hiểm xã hội các địa phương và các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp phục vụ nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động trong dịp Tết Giáp Thìn.

Cụ thể như: tập trung, chủ động và bám sát chỉ đạo của lãnh đạo ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai các nhiệm vụ được giao trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán theo phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”. Tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có, phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin và mã định danh của từng người tham gia, đẩy mạnh giao dịch điện tử, tiếp tục cải cách, rút gọn tối đa thủ tục hành chính, thời gian, bảo đảm chi trả đúng - đủ - kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia và thụ hưởng.

Đối với bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu tập trung các nhiệm vụ sau đây.

Một là, cải cách thủ tục, giải quyết, thanh toán đầy đủ, kịp thời, bảo đảm tốt quyền lợi người tham gia và người thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…

Hai là, phân công cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, trực tiếp để trả kết quả kịp thời hạn và tiến độ theo quy định, đồng thời, thường xuyên theo dõi hệ thống hạ tầng và ứng cứu sự cố an toàn thông tin khi phát sinh.

Ba là, bố trí bộ phận giám định thường trực để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được người dân phản ánh qua đường dây nóng hoặc đến gặp trực tiếp.

Bốn là, tạm ứng, thanh quyết toán đầy đủ, kịp thời kinh phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng quy định. Thường xuyên theo dõi, phối hợp chặt chẽ với cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong danh mục được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.

Trường hợp có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam để được giải quyết.

Năm là, cấp, đổi, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế kịp thời; tiếp nhận ngay hồ sơ và thu tiền đóng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp tăng mới hoặc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp người dân đến cơ quan bảo hiểm xã hội nộp tiền mà không thông qua tổ chức dịch vụ.

Sáu là, tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân để được nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Bảy là, bám sát chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, sở, ban, ngành để triển khai các hoạt động hỗ trợ, chăm lo và bảo đảm đời sống, an sinh xã hội cho người dân theo các chương trình, kế hoạch trên địa bàn.

Tám là, bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của ngành về việc tạm giao kế hoạch thu và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 để quyết liệt triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ (giải quyết chế độ, chính sách; thu, phát triển người tham gia; cải cách thủ tục hành chính...) ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024.

Tính đến ngày 30/1/2024, toàn quốc số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 18,058 triệu người, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 14,631 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,805 triệu người.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chỉ đạo, phân công các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc trong dịp nghỉ Tết, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến việc giải quyết các thủ tục hành chính về quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Tính đến ngày 30/1/2024, toàn quốc số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 18,058 triệu người, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 14,631 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,805 triệu người.

Đó là: bảo đảm đầy đủ kinh phí để tổ chức chi trả, phục vụ kịp thời cho người thụ hưởng chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; vận hành thường xuyên, liên tục hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ, Cổng Dịch vụ công của ngành, ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số; kịp thời hỗ trợ, giải đáp, tư vấn cho người dân qua các đường dây nóng và các ứng dụng hỗ trợ, tư vấn của ngành; triển khai đa dạng, linh hoạt, sáng tạo các hoạt động, hình thức truyền thông, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,... để truyền thông lan tỏa chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tới mọi người dân, mọi vùng miền…