Bánh tổ truyền thống xứ Quảng

Bánh tổ là loại bánh truyền thống, đặc sản lâu đời của người dân xứ Quảng mỗi dịp Tết đến Xuân về.
0:00 / 0:00
0:00
Bánh tổ được dùng nhiều vào dịp Tết cổ truyền.
Bánh tổ được dùng nhiều vào dịp Tết cổ truyền.

Theo quan niệm của người dân, ăn bánh như một lộc lành nhận từ ông bà tổ tiên; bánh tổ tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng cho cả năm, cũng là sự gắn kết sum vầy trong gia đình.

Bắt đầu từ 20 tháng Chạp, sáu chiếc lò của nhà ông Lê Phước Trực (54 tuổi, trú khu Nghĩa Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc) luôn hoạt động suốt ngày đêm. Lò của gia đình ông đã trao truyền qua ba thế hệ, là một trong những hộ dân hiếm hoi còn lưu giữ nghề làm bánh tổ truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán.

Bánh tổ truyền thống xứ Quảng ảnh 1

Cả gia đình cùng làm và thuê thêm người để kịp có bánh giao cho khách.

Nguyên liệu làm bánh chủ yếu từ bột gạo nếp và đường, pha ít nước gừng rồi đổ vào khuôn. Khuôn bánh thường được đan bằng tre, dùng lá chuối để lót dưới đáy, sau đó hấp liên tục trong khoảng hơn 2 giờ là hoàn thành.

Bánh tổ truyền thống xứ Quảng ảnh 2

Đổ hỗn hợp nguyên liệu vào khuôn.

Năm nay, gia đình ông dự định cung ứng ra thị trường khoảng 30.000 chiếc bánh tổ phục vụ ngày 23 tháng Chạp và Tết cổ truyền. Thị trường tiêu thụ trong tỉnh Quảng Nam và cả ở các tỉnh, thành phố lớn: Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…