Bài học quý từ ban hành Nghị quyết 30

Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV số 30/2021/QH15 (gọi tắt là Nghị quyết 30) được ban hành vào ngày 28/7/2021 đến nay thực hiện qua 15 tháng, và hết năm nay khoảng 18 tháng.
0:00 / 0:00
0:00
Tiêm vaccine phòng Covid-10 người dân Hà Nội. (Ảnh minh họa: Trần Hải)
Tiêm vaccine phòng Covid-10 người dân Hà Nội. (Ảnh minh họa: Trần Hải)

Có thể khẳng định, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 30, trong đó có cơ chế đặc biệt đặc thù, đặc cách, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt điều hành, đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch chưa từng có tiền lệ, đáp ứng yêu cầu vừa phòng, chống và ngăn chặn kịp thời dịch Covid-19.

Việc ban hành và thực hiện Nghị quyết 30 được nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ, càng củng cố niềm tin đối với những quyết sách phòng, chống dịch của Ðảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, đồng thời cũng là một tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh các đạo luật liên quan lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hơn thế, kết quả đạt được và hiệu quả của Nghị quyết 30 lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống nhân dân, tạo động lực để đất nước vượt qua khó khăn.

Bài học quý vừa qua cho thấy để đạt được thành công to lớn, đó là sự đồng lòng, chung sức cộng hưởng, từ sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của lãnh đạo Ðảng và Nhà nước; sự đồng hành và giám sát có hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên hết, chính là sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu chống dịch, qua đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, để đất nước vừa kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi mạnh mẽ kinh tế-xã hội.

Căn cứ Nghị quyết 30 và tiếp theo nghị quyết có tính "dẫn hướng", "đặc thù, đặc biệt" đó, Quốc hội tiếp tục ban hành 6 nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 10 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản cơ bản kịp thời, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trên nhiều diễn đàn chuyên đề và qua theo dõi nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri tại các địa phương gần đây, cử tri và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế quốc tế đều ghi nhận và đánh giá rất cao sáng kiến lập pháp quan trọng của Quốc hội khóa XV, có thể nói, chưa có tiền lệ, cho thấy Quốc hội và Chính phủ vào cuộc, đồng hành phối hợp với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương cao độ trong bối cảnh cam go khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Căn cứ Nghị quyết 30 và tiếp theo nghị quyết có tính "dẫn hướng", "đặc thù, đặc biệt" đó, Quốc hội tiếp tục ban hành 6 nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 10 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản cơ bản kịp thời, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Một số địa phương đã ban hành những chính sách hỗ trợ riêng từ nguồn lực địa phương nhằm góp phần bảo đảm công tác an sinh xã hội; cùng với đó là công tác tuyên truyền được đẩy mạnh để các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở, đông đảo nhân dân vào cuộc, chung tay thực hiện...

Nhờ có Nghị quyết 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tiếp đó còn ban hành và triển khai rất nhiều chính sách cụ thể, hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch Covid-19.

Ðầu năm nay, Quốc hội tiến hành kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử, thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân lên tới 347.000 tỷ đồng, giúp nền kinh tế phục hồi tăng trưởng. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội ban hành các nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 6 dự án giao thông quan trọng quốc gia và nhiều nghị quyết quan trọng khác nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Ðầu năm nay, Quốc hội tiến hành kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử, thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân lên tới 347.000 tỷ đồng, giúp nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.

Nghị quyết 30 thể hiện rõ nét hình ảnh một Quốc hội thật sự năng động, đổi mới, quyết liệt ngay từ kỳ họp đầu tiên, đồng thời khẳng định sự phối hợp chặt chẽ, sự đồng hành trách nhiệm với đất nước, với nhân dân giữa Quốc hội và Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Quyết định ban hành Nghị quyết 30 của Quốc hội để trao cho Chính phủ quyền lực lớn hơn trong việc điều phối, sử dụng, tận dụng nguồn lực về con người, của cải trong bối cảnh hết sức cấp bách. Ðòi hỏi của thực tế đời sống và quá trình phát triển đất nước cho thấy, trao quyền bao giờ cũng đi kèm với thanh tra, kiểm tra, giám sát, hơn nữa là thẳng thắn đánh giá, nhận rõ "mặt được", "chưa được" qua quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm quý để chúng ta làm tốt hơn nữa công tác dự báo, năng lực quản lý, điều hành, ứng phó linh hoạt phù hợp diễn biến dịch bệnh thời gian tới.

Tại Phiên họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30. Ðể bảo đảm chất lượng báo cáo, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện các nội dung Nghị quyết 30, các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương được ban hành trên cơ sở Nghị quyết 30 để thấy được mức độ hợp lý, khả thi, hiệu quả của chính sách.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đối với việc đề nghị ban hành các chính sách mới, Chính phủ cần thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có báo cáo tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động kỹ lưỡng để Quốc hội có căn cứ xem xét, quyết định. Khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo, tờ trình để trình lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp chuyên đề, dự kiến vào cuối tháng 12/2022.