Áp lực tăng trưởng chậm của nhiều nền kinh tế đẩy giá dầu giảm mạnh

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở, khiến cho chỉ số MXV-Index lao dốc gần 4%, về 2.893,37 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4 đến nay.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Áp lực tăng trưởng chậm của nhiều nền kinh tế đẩy giá dầu giảm mạnh -0
 

Trái với diễn biến có phần tiêu cực từ giá hàng hóa thế giới, giá trị giao dịch toàn Sở tiếp tục tăng mạnh lên trên 6.100 tỷ đồng, cao hơn 10% so mức trung bình của tuần đầu tháng 5. Sự lao dốc của các kênh đầu tư truyền thống khác cũng đang khiến giới đầu tư chuyển sự chú ý sang thị trường hàng hóa, nhờ khả năng tìm kiếm cơ hội dễ dàng hơn.

Áp lực tăng trưởng chậm của nhiều nền kinh tế đẩy giá dầu giảm mạnh -0
 

Giá dầu thô giảm mạnh nhất trong ngày kể từ tháng 3

Đóng cửa, giá dầu WTI giảm 6,09% xuống 103,09 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 5,74% xuống 105,94 USD/thùng.

Thị trường năng lượng nói chung và thị trường dầu nói riêng đều chịu áp lực bán theo xu hướng chung của thị trường tài chính, khi dòng tiền chuyển dịch khỏi các tài sản rủi ro và các nhà đầu tư tiếp tục xu hướng nắm giữ tiền mặt. Sự xuất hiện của các dữ liệu kinh tế tiêu cực tại các nền kinh tế lớn như Trung Quốc gây ra lo ngại cho thị trường. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 3,9%, tốc độ tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 6/2020, trong khi tháng 3 số liệu vẫn rất tích cực ở mức 14,7%. 

Áp lực tăng trưởng chậm của nhiều nền kinh tế đẩy giá dầu giảm mạnh -0
 

Theo MXV, nguyên nhân chính là do tác động của chính sách “Zero-Covid” khiến cho các hoạt động sản xuất lẫn cả các cảng giao nhận quan trọng phải ngừng hoạt động, trực tiếp gây ảnh hưởng đến số liệu tháng này. Một số ngân hàng đầu tư như JP. Morgan đã hạ dự báo tiêu thụ dầu thế giới với mức 1 triệu thùng/ngày, một phần do triển vọng tiêu cực tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 và nhập khẩu dầu lớn thứ 1 thế giới.

Bất chấp nhập khẩu dầu thô trong tháng 4 của Trung Quốc tăng 7% so cùng kỳ năm trước, đạt mức 10,5 triệu thùng/ngày, tuy nhiên tỷ lệ vận hành của các nhà máy lọc dầu đã giảm khoảng 6%. Điều này cho thấy các nhà sản xuất đang lo ngại về nhu cầu tiêu thụ nội địa. Xuất khẩu nhiên liệu đốt đạt 382 triệu tấn, thấp hơn so 4,07 triệu tấn trong tháng 3, tuy nhiên vẫn cao hơn ước tính của thị trường, chủ yếu do các nhà sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu.

Việc Saudi Arabia giảm giá bán lẻ các sản phẩm dầu chủ lực đến thị trường châu Á cũng phần nào thể hiện sức mua suy yếu của thị trường tiêu thụ lớn.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực thúc đẩy Iran cùng quay trở lại các vòng đàm phán hạt nhân với Mỹ, nhằm mở đường giúp Iran quay trở lại xuất khẩu dầu ra thị trường quốc tế, với kỳ vọng nước này sẽ bổ sung nguồn cung khoảng 1 triệu thùng/ngày trong vòng 6 tháng tới, nhất là khi EU đang tiến tới lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Ngày hôm nay thị trường sẽ chờ đợi báo cáo tháng quan trọng của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), để có thêm các nhận định và dự báo cho thị trường trong thời gian tới. Nếu EIA hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới, đây có thể là yếu tố tiêu cực để tiếp tục gây áp lực đến giá dầu.

Trên thị trường nội địa, Liên Bộ Công thương-Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng vào ngày 11/5. Nhiều đại lý nhận định giá xăng kỳ này sẽ tiếp tục tăng theo giá dầu thế giới thời gian gần đây. Nhiều dự đoán giá xăng RON 95 có thể vượt mức 30.000 đồng/lít.

Áp lực tăng trưởng chậm của nhiều nền kinh tế đẩy giá dầu giảm mạnh -0