Lễ hội vật cầu của làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Khi đó, Thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của Vua Lý Thánh Tông, thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến, Xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.
Hằng năm, lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh được địa phương tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là dịp để người dân Lĩnh Nam thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Tại đây còn lưu truyền câu ca “Ai về Thúy Lĩnh mà xem/Làng tôi mở hội tháng Giêng vật cầu”.
Hấp dẫn những pha cướp cầu ở trận chung kết lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội). |
Sân đình Thúy Lĩnh là nơi hằng năm tổ chức lễ hội vật cầu. |
Đội múa lân cổ vũ cho các vật thủ thi đấu. |
Quả cầu nặng 15 đến 21kg thách thức các vật thủ giành nhau đưa xuống hố để ghi điểm. |
Rất đông người dân và du khách tham dự hội vật cầu làng Thúy Lĩnh. |
Những pha tranh cướp cầu quyết liệt ở trận chung kết diễn ra chiều 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng). |
Những pha tranh cướp cầu quyết liệt ở trận chung kết diễn ra chiều 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng). |
Những pha tranh cướp cầu quyết liệt ở trận chung kết diễn ra chiều 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng). |
Những pha tranh cướp cầu quyết liệt ở trận chung kết diễn ra chiều 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng). |
Những pha tranh cướp cầu quyết liệt ở trận chung kết diễn ra chiều 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng). |
Quả cầu trong một lần đội mang đai màu tím đưa xuống hố ghi điểm. |
Những màn tranh cướp cầu quyết liệt. |
Người dân và khách thập phương cổ vũ nhiệt tình cho các vật thủ thi đấu hết mình. |
Người dân và khách thập phương cổ vũ nhiệt tình cho các vật thủ thi đấu hết mình. |
Hội vật làng Thúy Lĩnh kéo mọi người xích lại gần nhau, đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, đem lại niềm vui, phấn khởi cho những ngày đầu của năm mới, mang đến hy vọng cho một năm mới an khang và thịnh vượng. |