Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện được coi là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất toàn cầu và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Năm 2023, tổng doanh thu từ giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng trên các nền tảng thương mại điện tử đã đăng ký tại Việt Nam đạt khoảng 498.900 tỷ đồng. Nhưng với sự tăng trưởng "chóng mặt" này, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có quy định riêng đối với hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an Nghệ An) và Công an huyện Con Cuông đồng chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan vừa phá thành công chuyên án, triệt xóa đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia tại đặc khu kinh tế “Tam giác Vàng” thuộc tỉnh Bokeo (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) do các đối tượng người nước ngoài chủ mưu, cầm đầu. Bước đầu, ban chuyên án đã bắt giữ năm đối tượng, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân Việt Nam.
Tàu hàng liên vận container đã trở thành phương thức vận chuyển chính thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc với số liệu ấn tượng 6 tháng đầu năm 2024 vận chuyển 4.928 container, tăng 1.565% so cùng kỳ năm trước.
Số lượng chuyến tàu liên vận cũng như hàng hóa được vận chuyển giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cao so cùng kỳ năm ngoái, cho thấy hoạt động vận tải hàng hóa xuyên biên giới giữa hai nước tiếp tục sôi động.
Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới không chỉ nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần quảng bá hiệu quả văn hóa và hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Trong đó, trách nhiệm của giới trẻ ngày càng được khẳng định bởi họ là thế hệ có tư duy sáng tạo hiện đại, lại được tiếp thu và có khả năng làm chủ những thành tựu công nghệ mới.
Ngày 11/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Tọa đàm chủ đề “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới”. Các đại biểu thảo luận, trao đổi về thực trạng, những thách thức hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và triển vọng mới cho doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 21/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) tổ chức hội thảo với chủ đề “Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới trong ASEAN”.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đây cũng là lĩnh vực được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp chủ trương phát triển kinh tế số do Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, song song với thúc đẩy tiềm năng, cần giải quyết các thách thức từ quản lý, hệ thống chính sách, pháp luật... để thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế.
Liên quan đến vụ triệt phá sòng bạc quy mô lớn, thu giữ hơn 1 tỷ đồng, ngày 4/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 18 đối tượng để điều tra, làm rõ các hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Nghị định số 71/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình tạo mặt bằng pháp lý giữa doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Ngày 21/7, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết, vừa phối hợp Cục Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô lớn qua ứng dụng điện thoại di động hoạt động xuyên biên giới vào Việt Nam.
Trung Quốc vừa công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu bán lẻ qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, trong đó bổ sung nhiều mặt hàng mà người tiêu dùng Trung Quốc được phép đặt mua từ nước ngoài qua các kênh thương mại điện tử.