Vì sự đoàn kết, thịnh vượng của khu vực và trên thế giới

Trong các ngày 10-11/9 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dịp này, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Sự kiện đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của dư luận trong nước và quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
Toàn cảnh Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Toàn cảnh Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Kể từ khi nhậm chức từ năm 2021, đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Joe Biden. Sự kiện cũng ghi dấu lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden càng trở nên ý nghĩa khi diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.

Tại Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (Tuyên bố chung) nêu rõ: "Trong khuôn khổ quan hệ mới này, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc nền tảng định hướng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, bao gồm tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực sau đây nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới".

Theo đó các lĩnh vực được đề cập trong Tuyên bố chung bao gồm: quan hệ chính trị-ngoại giao; hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư; hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hợp tác giáo dục-đào tạo; hợp tác về khí hậu, năng lượng, môi trường và y tế; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh; văn hóa-giao lưu nhân dân-thể thao-du lịch; quốc phòng-an ninh; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; phối hợp về các vấn đề khu vực và quốc tế.

Sau cuộc Hội đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu, trong đó khẳng định: "Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác theo tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ sau khi Việt Nam giành lại độc lập là Việt Nam làm bạn với tất cả các nước. Đối với Hoa Kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam và Việt Nam sẵn sàng hợp tác đầy đủ với Hoa Kỳ; nền độc lập và hợp tác đó có lợi cho toàn thế giới".

Việc nâng tầm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác Chiến lược Toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng với hai quốc gia. Đây là kết quả của một quá trình với sự nỗ lực từ hai phía trên tinh thần không ngừng nâng cao sự hiểu biết, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, cùng nhau phát triển "vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới".

Việc nâng tầm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác Chiến lược Toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng với hai quốc gia. Đây là kết quả của một quá trình với sự nỗ lực từ hai phía trên tinh thần không ngừng nâng cao sự hiểu biết, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, cùng nhau phát triển "vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới".

Đây cũng là một minh chứng sinh động, thuyết phục về đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng ta. Bước vào thế kỷ 21, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung, là nguyện vọng thiết tha của toàn nhân loại. Trước bối cảnh thế giới không ngừng biến động và biến đổi nhanh chóng, khó lường Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Với những kết quả đã đạt được, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ thật sự "là hình mẫu trong lịch sử quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh".

Bình luận về sự kiện đặc biệt này, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2011-2014) bày tỏ: "Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có thể xác lập và duy trì quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện cùng lúc với cả 3 cường quốc hàng đầu trên thế giới là Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ. Điều đó vừa khẳng định tính đúng đắn của chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ của Việt Nam, vừa là minh chứng rõ ràng của vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam đều được các nước đánh giá cao".

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được truyền thông quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong bài viết "Hoa Kỳ và Việt Nam nâng tầm quan hệ trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden" đăng tải ngày 10/9 của Hãng tin Reuters ghi nhận những nỗ lực cải thiện quan hệ hai nước trong suốt 50 năm qua, "từ xung đột cho tới bình thường hóa quan hệ và giờ đây là một mối quan hệ được nâng cấp nhằm thúc đẩy an ninh và thịnh vượng tại một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới".

Thời báo New York đánh giá việc nâng cấp quan hệ từ "Đối tác toàn diện" lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác, Phát triển bền vững" là bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao và là điều mà Hoa Kỳ mong muốn thực hiện từ lâu.

Đặc biệt ngay sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức, cấp Nhà nước trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), tài khoản "President Biden@POTUS" (được biết đến là trang cá nhân của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden) đã đăng tải một đoạn video ngắn gần 2 phút.

Cùng với những hình ảnh về ấn tượng về chuyến thăm Việt Nam, đoạn video clip còn lồng ý kiến phát biểu của Tổng thống Joe Biden tại cuộc họp báo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều 10/9, cho biết: "Việt Nam là một quốc gia quan trọng trên thế giới, là đầu tàu trong khu vực quan trọng này. Tôi mong muốn được tiếp tục chương mới trong câu chuyện của hai quốc gia chúng ta". Kèm theo video được đăng tải, là dòng trạng thái với nội dung: "Sau 50 năm tiến triển trong mối quan hệ giữa hai nước, từ xung đột đến bình thường hóa, tôi tự hào đã tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam - một đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Tuy nhiên với sự hằn học, thiếu thiện chí, các đối tượng cực đoan, phản động đã thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá sự kiện ngoại giao quan trọng này, công kích đường lối đối ngoại của Đảng ta, cố tình đưa ra góc nhìn méo mó về mối quan hệ giữa hai quốc gia. Chiêu bài "nhân quyền" tiếp tục được các đối tượng triệt để khai thác. Ngay trước khi chuyến thăm chính thức diễn ra, ngày 1/9 một thư chung được 61 gia đình tự xưng là "tù nhân lương tâm Việt Nam" ký, gửi đến Tổng thống Joe Biden với nội dung kêu gọi Tổng thống nêu vấn đề nhân quyền khi gặp các quan chức cấp cao của Việt Nam tại Hà Nội.

Đồng thời một số hội nhóm hoạt động dưới danh nghĩa các "tổ chức nhân quyền" cũng tìm mọi cách hối thúc Nhà trắng gây áp lực với Việt Nam mạnh hơn nữa về nhân quyền, gây áp lực để Việt Nam phải sửa đổi các điều luật mà các đối tượng chống phá cho rằng "mang tính chất đàn áp", làm "mất tự do dân chủ" như các Điều 117 và 331, Bộ luật Hình sự, đòi bỏ Luật An ninh mạng...

Ở hải ngoại, có hội nhóm còn tổ chức rình rang cái gọi là "buổi điều trần về tình hình vi phạm tự do tôn giáo Việt Nam" nhằm đưa những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Ngày 5/9, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ còn đưa ra cáo buộc Hà Nội vi phạm các cam kết bảo đảm quyền tự do tôn giáo.

Sau khi Tuyên bố chung được ký kết, trong đó bao gồm cả nội dung liên quan đến vấn đề nhân quyền, các đối tượng chống phá không khỏi hậm hực. Bởi lẽ tại Tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo thống nhất khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế.

Hai nước nhất trí tiếp tục ủng hộ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thông qua các cơ chế đối thoại thẳng thắn, xây dựng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại Lao động Việt Nam-Hoa Kỳ hằng năm, qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giảm thiểu khác biệt. Trước thông tin này, đại diện của một tổ chức về nhân quyền ở nước ngoài đã bày tỏ sự thất vọng: "Hà Nội quyết tâm gạt nhân quyền sang một bên trong mối quan hệ đối tác song phương mới được nâng cấp và thật không may, có vẻ như chính phủ Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho phép họ làm vậy".

Một bài viết đăng tải trên trang báo tiếng Việt ở hải ngoại đã đưa ra bình luận có phần "kém vui" rằng: "trong chuyến công du này, những hình ảnh và phát biểu công khai cho thấy người đứng đầu Nhà trắng có vẻ không gặp gỡ nhóm các tổ chức xã hội dân sự hay các nhà hoạt động, vốn là một thông lệ thường thấy của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ khi đến Việt Nam". Điều này dường như phần nào đã cho thấy các đối tượng chống phá, cực đoan buộc phải chấp nhận thất bại với việc dùng chiêu bài "nhân quyền" để chống phá Việt Nam.

Không chỉ xoáy vào vấn đề nhân quyền, các tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí còn không ngừng tấn công, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam là "đu dây", "tự sát", "bị lệ thuộc, chi phối bởi các cường quốc", "không kiên định",...

Từ đây chúng muốn dấy lên mối nghi ngờ về tương lai của mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, cũng như quan hệ của Việt Nam với các quốc gia khác, kích động hận thù giữa các quốc gia, cố tình hạ thấp vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 192 quốc gia trên thế giới; là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc, ngày càng tham gia sâu rộng vào các hoạt động ở cả 3 trụ cột chính của Liên hợp quốc là hòa bình-an ninh, hợp tác phát triển và quyền con người.

Tuy nhiên thực tiễn đã chứng minh đường lối đối ngoại của Đảng ta luôn đứng vững trên "đôi chân" độc lập, tự chủ, kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược. Việt Nam không "chọn bên" hay "chọn phe" mà lựa chọn chính nghĩa, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 192 quốc gia trên thế giới; là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc, ngày càng tham gia sâu rộng vào các hoạt động ở cả 3 trụ cột chính của Liên hợp quốc là hòa bình-an ninh, hợp tác phát triển và quyền con người.

Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là một bước phát triển hoàn toàn phù hợp với quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, phù hợp với xu thế hợp tác, phát triển chung của toàn cầu. Hơn hết, đây cũng chính là mong mỏi của nhân dân hai nước, với tinh thần "khép lại quá khứ, hướng đến tương lai". Điều này sẽ tác động tích cực đến an ninh, hòa bình, sự đoàn kết, thịnh vượng của khu vực và trên thế giới.