PGS, TS Bùi Hoài Sơn.

Định hình văn hóa số Một dấu ấn vừa độc đáo, vừa năng động

LTS - “Văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam” - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhận định như vậy tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết sáu tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Để định hình rõ hơn nội hàm của yếu tố văn hóa đang ngày càng có ý nghĩa, tác động lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Tọa đàm về chuyển đổi số trong hoạt động bảo tàng do Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn hiện nay. Ở lĩnh vực văn hóa, chuyển đổi số được xem là một nội dung quan trọng để vừa bảo tồn, gìn giữ vừa mở rộng, giao lưu, phát huy các giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong văn hóa vẫn còn không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần những giải pháp căn cơ, đồng bộ để thực hiện hiệu quả, hoàn thành tốt mục tiêu “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” được Chính phủ đề ra ngày 12/11/2021.
Hình ảnh trong tour 3D tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Ảnh: vnfam.vn)

Môi trường văn hóa số định vị giá trị Việt Nam

Trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11 vừa qua, Tổng Bí  thư  Nguyễn Phú Trọng đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong thời gian tới, trong đó nội dung “xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhận được sự quan tâm rất lớn của đội ngũ những người làm công tác văn hóa.