Thời gian qua, Nhà nước ban hành nhiều chính sách huy động, khuyến khích nguồn vốn xã hội đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Để khơi thông nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 05/2022/TT-BKHCN hướng dẫn sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Bộ Tài chính ban hành Thông tư 67/2022/TT-BTC hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
Qua 36 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách khẳng định vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân.
Chiều 2/4, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã gặp mặt Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và đoàn doanh nhân tiêu biểu của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam.
Khu vực hộ kinh doanh hiện đang chiếm tới hơn 30% GDP. Dùng mệnh lệnh hành chính hay bắt buộc các hộ kinh doanh đăng ký theo Luật Doanh nghiệp sẽ không mang lại hiệu quả. Cách tiếp cận đúng đắn hơn là tạo ra loại hình doanh nghiệp phù hợp với hộ kinh doanh cá thể, để họ tự nguyện đăng ký hoặc đăng ký lại được dễ dàng, trên cơ sở tự cân đối về những lợi ích và chi phí của việc chuyển đổi.
Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và các chuyên gia kinh tế cho rằng, phát triển sân bay nhỏ sẽ thật sự cần thiết và hữu ích nếu các sân bay này có thể hỗ trợ các sân bay lớn hơn và việc bổ sung quy hoạch phải hài hòa với quy hoạch phát triển giao thông quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII cho thấy, nguồn điện năng lượng tái tạo tiếp tục được ưu tiên phát triển với tỷ lệ hợp lý, hài hòa giữa các miền, bảo đảm các tiêu chí kinh tế-kỹ thuật và vận hành, phù hợp chương trình phát triển hệ thống điện tổng thể giai đoạn tới năm 2030. Đây là một trong những giải pháp nhằm hiện thực hóa cam kết phát thải bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo.