Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cũng phải cách ly do đã dùng bữa cùng ông Levits hôm 13/10.
Tổng thống Levits sẽ tiếp tục làm việc từ xa nhưng phải hoãn cuộc gặp Tổng thống Romania cũng như chuyến thăm Kosovo và Bắc Macedonia vào tuần tới.
Người phát ngôn của Tổng thống Latvia cho biết với hãng thông tấn BNS, ông Levits đã tiêm mũi vaccine thứ 2 vào tháng 4/2021. Đến nay, 52% người trưởng thành của Latvia đã tiêm chủng đầy đủ.
Cố vấn của FDA ủng hộ tiêm tăng cường vaccine của Moderna
Nhóm chuyên gia cố vấn của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã nhất trí khuyến nghị tiêm tăng cường vaccine ngừa Covid-19 của Moderna cho người từ 65 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc thường xuyên tiếp xúc với virus gây bệnh do đặc trưng nghề nghiệp.
Nếu FDA phê duyệt đề xuất nêu trên thì Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) sẽ đưa ra khuyến nghị về đối tượng nên tiêm mũi vaccine thứ 3 của Moderna. Các cố vấn của CDC dự kiến sẽ nhóm họp trong tuần tới.
Sydney ngừng cách ly du khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ
Thủ hiến bang New South Wales, Australia, ông Dominic Perrottet, vừa thông báo, từ ngày 1/11, thành phố Sydney sẽ ngừng cách ly đối với du khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ.
Australia đã đóng cửa biên giới quốc gia từ tháng 3/2020 để ứng phó với đại dịch Covid-19. Thời gian qua, Australia gần như chỉ cho phép công dân và người thường trú tại nước này được nhập cảnh. Tuy nhiên, những người này bắt buộc phải trải qua 2 tuần cách ly tại khách sạn và tự trả chi phí cách ly.
"Chúng tôi muốn mọi người trở lại, chúng tôi đang dẫn dắt đất nước thoát khỏi đại dịch... Chúng tôi đang mở cửa Sydney và New South Wales với thế giới", ông Perrottet phát biểu trước phóng viên tại Sydney.
Kế hoạch mở cửa trở lại của chính quyền liên bang được công bố hồi tháng 7 vừa qua đã đề xuất hủy bỏ hạn chế đối với những người Australia đã tiêm chủng và muốn trở về nước.
Kế hoạch này cũng đề xuất dần mở lại hoạt động di chuyển quốc tế với các quốc gia được đánh giá là an toàn ngay khi tỷ lệ người dân đã tiêm đủ liều vaccine đạt 80%. Dự kiến, tỷ lệ người trưởng thành của bang New South Wales được tiêm chủng đầy đủ sẽ đạt 80% vào cuối tuần này.
Tình hình dịch bệnh tại Australia khá "yên ả" trong hơn nửa năm. Tuy nhiên, làn sóng dịch thứ 3 do biến thể Delta gây ra đã lan rộng tại khu vực đông nam nước này vào cuối tháng 6 vừa qua, buộc 2 thành phố Sydney, Melbourne và thủ đô Canberra phải phong tỏa trong nhiều tuần.
Dưới đây là thống kê của Worldometers về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, tính đến 8 giờ ngày 15/10 (giờ Việt Nam):
Thế giới: 240.351.719 ca mắc, 4.896.698 ca tử vong
Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các khu vực trên thế giới:
1. Châu Á: 76.382.118 ca mắc, 1.129.295 ca tử vong
2. Châu Âu: 59.496.923 ca mắc, 1.230.775 ca tử vong
3. Bắc Mỹ: 53.697.918 ca mắc, 1.089.021 ca tử vong
4. Nam Mỹ: 37.890.263 ca mắc, 1.157.204 ca tử vong
5. Châu Phi: 8.418.585 ca mắc, 212.785 ca tử vong
6. Châu Đại Dương: 238.851 ca mắc, 3.029 ca tử vong
Thống kê 5 quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới:
1. Mỹ: 45.635.650 ca mắc, 741.860 ca tử vong
2. Ấn Độ: 34.036.684 ca mắc, 451.847 ca tử vong
3. Brazil: 21.612.237 ca mắc, 602.201 ca tử vong
4. Anh: 8.317.439 ca mắc, 138.237 ca tử vong
5. Nga: 7.892.980 ca mắc, 220.315 ca tử vong
Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các quốc gia ASEAN:
1. Indonesia: 4.232.099 ca mắc, 142.848 ca tử vong
2. Philippines: 2.698.232 ca mắc, 40.221 ca tử vong
3. Malaysia: 2.369.613 ca mắc, 27.681 ca tử vong
4. Thái Lan: 1.751.704 ca mắc, 18.029 ca tử vong
5. Việt Nam: 853.842 ca mắc, 20.950 ca tử vong
6. Myanmar: 484.317 ca mắc, 18.255 ca tử vong
7. Singapore: 138.327 ca mắc, 207 ca tử vong
8. Campuchia: 115.875 ca mắc, 2.584 ca tử vong
9. Lào: 30.615 ca mắc, 36 ca tử vong
10. Brunei: 9.828 ca mắc, 67 ca tử vong