Theo ước tính của tổ chức ILO Global Estimates, hằng năm, trên thế giới có 25 triệu nạn nhân bị mua bán, mang lại nguồn lợi phi pháp từ tội phạm này khoảng 150 tỷ đô-la Mỹ. Tội phạm mua bán người xâm hại trực tiếp đến các quyền cơ bản nhất của con người về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao nhận thức và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người, nhất là hỗ trợ và bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người.
Chiều 1/7, tại xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ), Cục phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) phối hợp Văn phòng Bộ Công an, Cục trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống mua bán người, hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7".
Theo đại biểu Quốc hội, thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều khoảng trống nhất định trong việc bảo đảm quyền tiếp cận dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua người. Do đó, rất cần có quy định cụ thể để hỗ trợ nạn nhân mua bán người trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nạn nhân.
Quảng Ninh có đường biên giới kéo dài và nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở tiếp giáp với Trung Quốc, hoạt động mua, bán người qua biên giới của các đối tượng tội phạm diễn ra rất phức tạp.
Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.
Theo số liệu của Bộ Công an, tình hình tội phạm mua bán người trong nước và ra nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng so cùng kỳ năm 2022. Các thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, với sự phát triển của internet và mạng xã hội; có sự cấu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên biên giới.
Tội phạm mua bán người được Liên hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào chương trình phòng chống tội phạm toàn cầu. Ở nước ta, ngày 30/7 hàng năm là ngày được chọn làm ngày toàn dân phòng chống mua bán người, nhằm thể hiện cam kết và nổ lực của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người.
Thời gian qua, tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ trong nước và nước ngoài. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà còn mở rộng sang cả đối tượng nam giới, trẻ sơ sinh, bào thai, nội tạng. Các đối tượng thường lợi dụng chính sách đưa người đi lao động, du học, kết hôn với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, để lừa nạn nhân ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.
Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó, lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý một số vụ việc phạm tội mua bán người qua Campuchia và mua bán người trong nội địa.
Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đang là một thực tế xã hội, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân và được pháp luật công nhận, bảo vệ, tuy nhiên nhiều đối tượng đã lợi dụng hoạt động hôn nhân có yếu tố nước ngoài để thực hiện các hành vi mua bán người.
Mua bán người tiếp tục là vấn nạn toàn cầu không chỉ tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, an ninh chính trị của quốc gia mà còn gây tổn thất nặng nề đối với nạn nhân và gia đình của họ.
Thời gian gần đây, tình trạng mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp. Nạn nhân của những vụ mua bán người không chỉ dừng lại ở người thành niên mà còn có trẻ em, thậm chí trẻ sơ sinh.