Giá dầu lên mốc 114 USD/thùng

NDO -

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, kết thúc phiên giao dịch 26/5, sắc xanh phủ kín 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch, qua đó giúp chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1,1% lên 3.054,97 điểm, cao nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Giá dầu lên mốc 114 USD/thùng sau các thông tin tiêu cực về nguồn cung -0

Thị trường đồng loạt khởi sắc kéo theo tâm lý tích cực của giới đầu tư trong nước. Giá trị giao dịch toàn Sở đã có sự gia tăng mạnh mẽ trong phiên hôm qua với mức tăng gần 30%, lên xấp xỉ 5.900 tỷ đồng.

Giá dầu bật tăng mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm qua, thoát khỏi khoảng giao dịch hẹp đầu tuần. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 3,41% lên 114,09 USD/thùng trong khi giá dầu Brent tăng 2.,4% lên 114,17 USD/thùng.

Đà tăng của dầu thô bắt đầu từ phiên sáng, khi thị trường nhận định tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới, đặc biệt khi các thành phố lớn tại Trung Quốc như Thượng Hải đưa ra các kế hoạch để quay lại trạng thái bình thường, sau gần 2 tháng bị đặt dưới các lệnh hạn chế đi lại để kiểm soát dịch. Theo dự kiến, thành phố sẽ cho phép các trung tâm thương mại và trường học mở cửa trở lại từ đầu tháng sau.

Giá dầu lên mốc 114 USD/thùng sau các thông tin tiêu cực về nguồn cung -0

Bên cạnh đó, giá dầu cũng được hỗ trợ khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết ông tin tưởng các thành viên Liên minh châu Âu EU có thể đạt được một thỏa thuận về gói cấm vận thứ 6, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, trước thềm cuộc họp tiếp theo của hội đồng vào ngày 30/5, bất chấp một số quốc gia như Hungary cho biết cần được hỗ trợ nhiều để chuyển đổi cơ sở vật chất ngành dầu khí nếu tham gia vào kế hoạch này.

Nguồn tin của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) dự kiến nhóm sẽ tăng hạn ngạch sản xuất thêm 432.000 thùng/ngày trong cuộc họp tiếp theo dự kiến 02/6, bất chấp thị trường đang ở trạng thái thiếu hụt nặng khi sản lượng dầu của Nga ước tính đã giảm hơn 1 triệu thùng/ngày kể từ khi bị chịu các lệnh cấm vận từ Mỹ và hiện tượng “tự cấm vận” từ người mua châu Âu. Theo tài liệu nội bộ của nhóm, trong tháng 4 vừa qua, sản lượng thực tế thấp hơn kế hoạch 2,6 triệu thùng/ngày. Trong đó, Nga chiếm tỷ trọng khoảng 50%. Trong khi đó, chính phủ Mỹ tịch thu 1 tàu chở dầu của Iran gần Hy Lạp. Hành động này có thể khiến cho đàm phán hạt nhân nhằm dỡ bỏ các trừng phạt lên ngành dầu khí Iran trở nên khó khăn hơn.

Giá dầu lên mốc 114 USD/thùng sau các thông tin tiêu cực về nguồn cung -0

Trái chiều với đà tăng của toàn thị trường trong phiên hôm qua là diễn biến của một số kim loại cơ bản. Trong đó, đáng chú ý là mức giảm 1,47% xuống mức 129,56 USD/tấn của giá quặng sắt, do lợi nhuận của các nhà máy thép của Trung Quốc tương đối thấp và mức sản lượng được đang được thắt chặt mỗi năm đã tạo áp lực lên giá mặt hàng này.

Trên thị trường nội địa, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa nhận đơn kiện đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với một số sản phẩm ống thép dạng vuông/chữ nhật và ống thép carbon dạng tròn có đường hàn.

Các doanh nghiệp Mỹ đang cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS) - nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại mà Mỹ đang áp dụng với Trung Quốc và Hàn Quốc.