Ngày 29/3, truyền thông Iran đưa tin, nước này và 3 cường quốc châu Âu (E3) gồm Anh, Pháp và Đức đã tổ chức một vòng đàm phán mới về vấn đề hạt nhân của Tehran vào ngày 28/3 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi ngày 23/3 khẳng định nước này từ chối đàm phán trực tiếp với Mỹ trong điều kiện "áp lực tối đa" như hiện nay, đồng thời bác bỏ triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới hình thức ban đầu.
Iran cho biết, sẽ cân nhắc đàm phán với Mỹ về vấn đề hạt nhân nếu các cuộc đàm phán chỉ giới hạn trong phạm vi quan ngại về quân sự hóa. Tuyên bố được đưa ra sau khi lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei từ chối đàm phán với Washington, cho rằng các cuộc đàm phán sẽ chỉ nhằm tăng thêm hạn chế đối với chương trình tên lửa của Iran cũng như làm suy giảm ảnh hưởng của nước này trong khu vực.
Lãnh tụ tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, đã bác bỏ khả năng đàm phán với Mỹ, khẳng định Washington không thực sự quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề mà chỉ muốn áp đặt lợi ích của mình.
Người đứng đầu IAEA Rafael Grossi từng cảnh báo rằng Tehran có đủ uranium làm giàu đến mức gần cấp độ vũ khí để chế tạo một số quả bom hạt nhân nếu họ muốn làm như vậy.
Bộ Ngoại giao Iran đã bác bỏ các thông tin trên truyền thông cho rằng Iran và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp trong những tuần tới về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và gỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.
IAEA và Iran nhất trí điều chỉnh quan hệ trên cơ sở các thỏa thuận về bảo đảm an toàn, Iran cũng đồng ý kết nối trở lại các máy quay giám sát tại một số cơ sở hạt nhân và tăng cường tốc độ thanh sát.
Ngoại trưởng Iran lên tiếng bày tỏ hy vọng các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Ngày 22/10, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết nước này đã nhận được thông điệp từ Mỹ thể hiện sự gấp rút của Washington trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Ngày 1/9, Mỹ cho biết đã nhận được phản hồi mới nhất từ phía Iran về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời cho rằng phản hồi này không "mang tính xây dựng".
Ngày 24/8, Iran cho biết đã nhận được phản hồi của Mỹ với đề xuất khôi phục thỏa thuận hạt nhân "Kế hoạch hành động chung toàn diện" (JCPOA) mà Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 8/8, cho biết, Mỹ sẵn sàng "nhanh chóng ký kết một thỏa thuận" để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), trên cơ sở các đề xuất do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra.
Các trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran và Mỹ ngày 28/6 đã bắt đầu tiến trình đàm phán gián tiếp ở Doha (Qatar), trong nỗ lực dỡ bỏ những rào cản, nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Tehran với các cường quốc thế giới năm 2015.
Ông John Kirby, Điều phối viên liên lạc chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ ngày 25/6 nhấn mạnh, Washington vẫn tin tưởng về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi đã điện đàm, trao đổi về sự cần thiết đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới với phương Tây nhằm bảo đảm duy trì và thực hiện đầy đủ thỏa thuận hạt nhân Iran và Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Iran đang cân nhắc khả năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng mạnh do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh ngày 18/4 tuyên bố, Iran và các cường quốc thế giới vẫn chưa đạt được thỏa thuận nhằm cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 và sự chậm trễ này là do Mỹ.
Truyền thông Iran đưa tin Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Ali Bagheri sẽ trở lại Vienna (Áo) trong ngày 27/2, sau các cuộc tham vấn tại Tehran, trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) , bước vào giai đoạn quan trọng.
Bộ Ngoại giao Iran thông báo, cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân đạt được hồi năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1, mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đang được tiến hành tại thủ đô Vienna của Áo, trong đó tập trung thảo luận về biện pháp dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Iran cho rằng, việc Mỹ lưỡng lự dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran là rào cản chính đối với nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), ký kết năm 2015.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi bắt đầu các cuộc thảo luận với giới chức Iran, 1 tuần trước khi nối lại các cuộc đàm phán giữa Cộng hòa Hồi giáo và các cường quốc thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.