Thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là không thể phủ nhận

Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nằm trong tốp 4 của ASEAN và trong tốp 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong tốp 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới. Đặc biệt Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển con người, nổi bật là công cuộc giảm nghèo, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
0:00 / 0:00
0:00
Nhà máy chế biến gỗ ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Nhà máy chế biến gỗ ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định công tác xóa đói, giảm nghèo, toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống nhân dân là một chủ trương, mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu, yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm và tập trung thực hiện với nhiệm vụ đặt ra là phải phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về giảm nghèo.

Để trở thành điểm sáng về giảm nghèo so với quốc tế, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện hàng loạt chính sách hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững. Trong đó, trọng tâm là ba chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó các biện pháp giảm nghèo mới ngày càng chú trọng mục tiêu không chỉ giúp hộ nghèo đủ cơm ăn, áo mặc mà còn bảo đảm để người dân tiếp cận bình đẳng, đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin. Để trở thành điểm sáng về giảm nghèo so với quốc tế, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện hàng loạt chính sách hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững. Trong đó, trọng tâm là ba chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đây, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống theo chuẩn nghèo đa chiều mới.

Nhằm thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác giảm nghèo, ngày 6/6/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 47/2022/QH15 về Chương trình giám sát năm 2023, trong đó xác định tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Đánh giá về Nghị quyết quan trọng này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết: “Đây là lần đầu Quốc hội tiến hành giám sát tối cao đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Chuyên đề giám sát rất rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều luật. Vì vậy giám sát cần có trọng tâm, trọng điểm; làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm cá nhân, tổ chức, nhất là người đứng đầu trong tham mưu, xây dựng, ban hành chương trình hành động, từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách, kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn”.

Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 và sự suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu, kết quả giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ. Năm 2023, ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều tiếp tục giảm 1,1% so với năm 2022 đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã đề ra. Tại nhiều tỉnh, thành phố, đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn lõi nghèo có sự cải thiện đáng kể.

Đáng chú ý có đến 10 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã thoát nghèo thành công. Trong quá trình thực hiện công cuộc giảm nghèo, xuất hiện nhiều gương mặt tiêu biểu, nhiều phong trào, mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả giúp nhiều cảnh đời thoát khỏi nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống ấm no. Theo ghi nhận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tại nhiều địa phương, có hàng trăm hộ nghèo chủ động viết đơn xin thoát nghèo và chủ động nhường quyền hỗ trợ cho hộ khác. Người dân cũng băn khoăn, e ngại khi nhận mình là hộ nghèo và tự mình vươn lên thoát nghèo.

Được ví von như “một cuộc cách mạng”, chương trình giảm nghèo của Việt Nam từ nhiều năm qua được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận là điểm sáng về công tác giảm nghèo và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Được ví von như “một cuộc cách mạng”, chương trình giảm nghèo của Việt Nam từ nhiều năm qua được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận là điểm sáng về công tác giảm nghèo và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Theo báo cáo Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Sáng kiến nghèo đói và phát triển con người (OPHI) tại Đại học Oxford công bố ngày 15/7/2023, Việt Nam là một trong 25 quốc gia đã hạ được chỉ số MPI xuống một nửa trong vòng 15 năm.

Theo báo cáo Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Sáng kiến nghèo đói và phát triển con người (OPHI) tại Đại học Oxford công bố ngày 15/7/2023, Việt Nam là một trong 25 quốc gia đã hạ được chỉ số MPI xuống một nửa trong vòng 15 năm.

Cần lưu ý, chỉ số MPI mới được UNDP đưa vào Báo cáo Phát triển con người năm 2010 thay thế cho phương pháp đo lường đói nghèo tổng hợp trước đây với nhiều khía cạnh bổ sung về y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin. Qua đó, MPI cung cấp đánh giá toàn diện hơn về kết quả giảm nghèo của từng quốc gia song cũng đặt ra những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Chính vì vậy cho đến nay một số quốc gia vẫn chưa áp dụng MPI hoặc cung cấp thiếu số liệu theo yêu cầu của công thức.

Trước đó, ngày 28/4/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã xuất bản Báo cáo “Từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp - Đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022”. Theo đó, WB nhận định “Những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay gần như không có tiền lệ (…)

Trong thập kỷ vừa qua, công cuộc giảm nghèo đã đạt được các kết quả đầy ấn tượng. Tính trung bình, mức tiêu dùng hộ gia đình đạt tăng trưởng cao, ở mức khoảng 5% mỗi năm”. Mới đây, theo báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2023, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93% (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%).

Những thành tựu trong công tác giảm nghèo của nước ta được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận đánh giá cao. Những thành công đó là minh chứng sống động, không thể phủ nhận, cho thấy Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo cho người dân, nhất là những đối tượng yếu thế, bà con vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Đó cũng là nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam nhằm bảo đảm quyền con người và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Bất chấp những thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo của Việt Nam được cả thế giới công nhận, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí vẫn cố tình đưa ra những báo cáo, nhận xét không đúng sự thật về tình hình đất nước, con người Việt Nam. Qua cái nhìn phiến diện của họ, những chính sách nhân văn trợ cấp gạo cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng, huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường bị xuyên tạc thành Việt Nam rơi vào “tình trạng bất ổn về an ninh lương thực”, “trở thành quốc gia thiếu lương thực”.

Không chỉ vậy một số tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài còn cố tình đánh tráo bản chất nhiều vụ án nhằm đổ lỗi cho chính quyền để xảy ra tình trạng đói nghèo, thiếu thốn hòng bênh vực các đối tượng vi phạm pháp luật. Như sự việc Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh xét xử sơ thẩm và tuyên án Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn và Thạch Thị Kim Nhung tổng cộng 23 năm tù về tội mua bán người dưới 16 tuổi. Theo đó, các tờ báo này đưa ra lời bênh vực rất nực cười rằng bản án của Tòa “không có tính nhân văn” vì Tuấn và Nhung “có hoàn cảnh ngặt nghèo”, “chỉ tìm cách cho con mình được sống tốt hơn”. Điều này hoàn toàn trái với lời khai của hai bị cáo trước tòa là vì muốn kiếm được nhiều tiền nên đã lên mạng xã hội để rao bán con mình.

Nghiêm trọng hơn, chỉ vì muốn hạ thấp những thành quả to lớn của Việt Nam trong công tác giảm nghèo, một số phần tử chống phá tiếp tục thổi phồng, suy diễn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ khủng bố ở Đắk Lắk, quy kết tội ác của 100 bị cáo xuất phát từ sự nghèo đói, bất công, kỳ thị sắc tộc. Thậm chí, một số đối tượng còn bịa đặt trắng trợn rằng kể từ khi sự việc xảy ra “đã có sự ngược đãi khủng khiếp và hàng ngàn người Thượng đang chết đói. Hiện tại họ sắp chết đói vì buôn làng của họ bị đối xử như nhà tù và họ bị giam giữ ở đó”.

Tuy nhiên, thông tin, hình ảnh, video chân thật về các bị cáo tại phiên tòa và đời sống hiện tại của người dân huyện Cư Kuin từ các phương tiện báo chí, truyền thông chính thống đã chứng minh điều ngược lại. Nhiều người dân tại hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (địa điểm diễn ra vụ khủng bố) còn cho biết qua đây đã hiểu rõ hơn tâm địa của các thế lực chống phá cách mạng nên bà con bảo nhau hết sức nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không nghe, không tin lời kẻ xấu, cùng đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới theo đường lối của Đảng, Nhà nước. Bản thân gia đình của các bị cáo cũng đồng tình với phán quyết nghiêm minh và nhân văn của Tòa án, đồng thời mong muốn những người phạm tội ăn năn, có ý thức cải tạo tốt để sớm trở về với xã hội, làm lại cuộc đời.

Là một quốc gia có xuất phát điểm thấp, trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã thực hiện song song hai nhiệm vụ đó là phát triển kinh tế-xã hội, và thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Đây là một nhiệm vụ đầy thách thức bởi theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thơm thì “Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần, song không phải là điều kiện đủ để giảm nghèo. Ngược lại, giảm nghèo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể cản trở tăng trưởng kinh tế”. Nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế, có thể thấy rằng tuy còn một số vướng mắc, hạn chế nhưng về cơ bản Việt Nam đã giải quyết được bài toán cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Chính sự “thay da, đổi thịt” của nhiều địa phương đã phản ánh sinh động sự chung sức, đồng lòng của Đảng, Nhà nước và nhân dân vì người nghèo với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời đó cũng là câu trả lời xác đáng, thuyết phục nhất trước việc một số cá nhân, tổ chức thù địch, không thiện chí liên tục đưa ra các luận điệu xuyên tạc, bôi đen thành tựu trong công cuộc gcủa Việt Nam nhằm phục vụ mục đích đen tối của mình.