Thăm Vườn quốc gia Hoàng Liên

Vườn quốc gia Hoàng Liên có diện tích hơn 28.000ha với độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt nước biển, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

Cán bộ Vườn quốc gia Hoàng Liên theo dõi, đánh giá sinh trưởng của cây vân sam Fansipan.
Cán bộ Vườn quốc gia Hoàng Liên theo dõi, đánh giá sinh trưởng của cây vân sam Fansipan.

Với sự đa dạng về động, thực vật, Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là Trung tâm đa dạng sinh học của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loài thực vật của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN). Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khó khăn về đi lại, những người làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên vẫn đang từng ngày tìm kiếm, bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật quý, hiếm và đặc hữu, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá của đất nước.

Vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khó khăn về đi lại, những người làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên vẫn đang từng ngày tìm kiếm, bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật quý, hiếm và đặc hữu, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá của đất nước.

Lặng lẽ và đam mê

Hàng nghìn cây giống vân sam Fansipan được ươm thành công trong bầu đất có chiều cao khoảng 40cm, xếp theo từng luống thẳng tắp ở khu vực vườn ươm, trên nhành lá vẫn còn đọng những giọt nước sau trận mưa buổi sớm. Vân sam Fansipan là loài cây được coi là biểu tượng đặc trưng cho Vườn quốc gia Hoàng Liên hiện nay. Nhưng để có được những luống cây giống này, 5 năm qua các cán bộ, kỹ sư, người lao động của Vườn quốc gia Hoàng Liên đã không quản khó khăn, vất vả, thậm chí cả sự nguy hiểm khi băng rừng, lội suối, leo lên vách núi dựng đứng để thu lượm những hạt giống… và sự kỳ công trong chăm sóc để có được thành quả như ngày hôm nay.

Ngay sau mưa, kỹ sư Nguyễn Minh Huế công tác tại Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế và các đồng nghiệp đã có mặt ở khu vườn ươm để kiểm tra các cây giống có bị ảnh hưởng sau trận mưa hay không, sau đó tiến hành nhặt cỏ và bón phân theo lịch đề ra. Theo chị Huế, việc chăm sóc cây giống đôi khi còn bận hơn chăm con mọn, vì chỉ cần lơ là một chút là bao công sức của bản thân và đồng nghiệp đổ xuống sông, xuống biển. Hiện thời tiết khu vực Sa Pa có độ ẩm cao nên cây giống hay bị nấm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, lúc nào tại vườn ươm cũng có người theo dõi.

Hàng nghìn cây giống vân sam Fansipan được ươm thành công trong bầu đất có chiều cao khoảng 40cm, xếp theo từng luống thẳng tắp ở khu vực vườn ươm, trên nhành lá vẫn còn đọng những giọt nước sau trận mưa buổi sớm. Vân sam Fansipan là loài cây được coi là biểu tượng đặc trưng cho Vườn quốc gia Hoàng Liên hiện nay. Nhưng để có được những luống cây giống này, 5 năm qua các cán bộ, kỹ sư, người lao động của Vườn quốc gia Hoàng Liên đã không quản khó khăn, vất vả, thậm chí cả sự nguy hiểm khi băng rừng, lội suối, leo lên vách núi dựng đứng để thu lượm những hạt giống… và sự kỳ công trong chăm sóc để có được thành quả như ngày hôm nay.

Ngay sau mưa, kỹ sư Nguyễn Minh Huế công tác tại Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế và các đồng nghiệp đã có mặt ở khu vườn ươm để kiểm tra các cây giống có bị ảnh hưởng sau trận mưa hay không, sau đó tiến hành nhặt cỏ và bón phân theo lịch đề ra. Theo chị Huế, việc chăm sóc cây giống đôi khi còn bận hơn chăm con mọn, vì chỉ cần lơ là một chút là bao công sức của bản thân và đồng nghiệp đổ xuống sông, xuống biển. Hiện thời tiết khu vực Sa Pa có độ ẩm cao nên cây giống hay bị nấm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, lúc nào tại vườn ươm cũng có người theo dõi.

Đứng ngắm những luống cây giống vân sam Fansipan, với những tán lá xanh mơn mởn và tràn đầy nhựa sống, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Bùi Tuấn Anh không giấu nổi niềm tự hào cho biết: Cây vân sam Fansipan là cây đặc hữu, chỉ có thể tìm thấy ở trên đỉnh Fansipan, nên giá trị về nguồn gen là vô cùng quý, hiếm. Cây vân sam Fansipan chủ yếu mọc trên các vách núi cao hơn 2.600m so với mặt nước biển; khi trưởng thành cây thường cao từ 15 đến 30m, đường kính có cây lên đến 1,5m và là loài cây chịu được lạnh. Trong tự nhiên, quần thể của nó còn tồn tại khoảng hơn 500 cây.

Khó khăn lớn nhất trong công tác bảo tồn loài cây này là nó rất ít tái sinh trong tự nhiên, qua theo dõi khoảng 20 năm trở lại đây không có cây con tái sinh trong tự nhiên, hiện giờ chỉ còn những cây có tuổi đời từ vài chục đến vài trăm năm tuổi. Trong khi đó, việc thu được hạt của cây này cũng rất khó, do biến đổi của thời tiết, nhất là do ảnh hưởng của băng, tuyết, mưa đá cho nên có khi phải mất từ 3 đến 5 năm cây mới cho quả một lần. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây vân sam Fansipan là ở độ cao từ 2.600m trở lên, thế nhưng khu vực vườn ươm chỉ ở độ cao 1.600m, cho nên khá khó khăn cho công tác nhân giống. Thế nhưng, với quyết tâm và việc áp dụng khoa học kỹ thuật, các cán bộ của Vườn quốc gia Hoàng Liên đã nhân giống thành công với tỷ lệ nảy mầm đạt từ 80 đến 90%.

Hiện, một số cây giống đạt tiêu chuẩn về kích thước đang được tiến hành trồng thử nghiệm trên địa bàn thị trấn Sa Pa và một số điểm của các Trạm Kiểm lâm để thuận tiện chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Hy vọng, tương lai không xa giống cây quý, hiếm này sẽ được trồng đại trà tại những  nơi khí hậu phù hợp, không chỉ góp phần bảo tồn một nguồn gen quý, hiếm này mà còn tạo vẻ đẹp cảnh quan đô thị.

Đến nay, bên cạnh việc nhân giống thành công cây vân sam Fansipan, Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng đã tạo được hàng chục nghìn cây giống thiết sam, Hoàng Liên gai, 2.000 cây giống sâm Ngọc Linh…; chuyển giao vườn, huấn luyện 2.500 cây lan Trần Mộng xuân… đây là những cây giống có giá trị nguồn gen quý, hiếm và có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất đại trà thời gian tới.

Cách vườn ươm không xa, nhưng nằm tách biệt trên một quả đồi là Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật. Ẩn dưới rừng thông xanh thẫm là những khu vực chuồng trại nuôi nhốt các động vật hoang dã được bố trí theo từng khu riêng biệt và được kết nối với nhau bằng những con đường được thảm bê-tông uốn lượn.

Trong bộ áo mưa nhạt đã đổi mầu theo thời gian, những giọt nước mưa chưa kịp khô trên vành mũ, bác sĩ thú y Trần Thu Nga vội vã đến kiểm tra cá thể gấu chó mới được người dân hiến tặng hơn 9 tháng trước. Khi được giao nhiệm vụ, kiến thức về tập tính của loài này đối với bác sĩ Nga gần như là số không, nhưng với sự tìm tòi, học hỏi và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sau một thời gian ngắn cá thể gấu đã có sự sinh trưởng rất tốt, tăng từ 3,5kg lên 25kg và quen  môi trường chăm sóc mới.

Bác sĩ Nga chia sẻ, động vật cũng như con người, nếu chúng ta dành cho nó sự quan tâm, gần gũi, chắc chắn chúng ta sẽ nhận lại được tình cảm của chúng bằng sự thân thiện. “Giờ đây cá thể gấu chó đã nhận biết chính xác “chủ nhân” của nó qua giọng nói, hay bước chân từ xa. Khi ở gần, nó luôn có những biểu cảm rất đỗi dễ thương và tôi cũng có thể bế, ôm nó bất kể lúc nào. Những khoảnh khắc như vậy thật vui, hạnh phúc và có cảm giác mọi sự mệt nhọc trong công việc đã tan biến hết thảy”, bác sĩ Nga nói.

Hiện công việc chính của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật là tiếp nhận, chăm sóc các động vật hoang dã do các cơ quan bàn giao sau khi xử lý các vụ săn bắt, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp hoặc do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao, hiến tặng để cứu hộ. Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi cán bộ không chỉ cần có kiến thức chuyên sâu về tập tính của các loài động vật hoang dã, mà còn cần có niềm đam mê nghề nghiệp và tình yêu dành cho động vật.

Hằng ngày, bên cạnh việc nuôi dưỡng, thăm khám sức khỏe định kỳ, cán bộ trung tâm dành nhiều thời gian để quan sát tập tính, thói quen của từng loài động vật; đi tìm các loại thức ăn trong rừng phù hợp với từng cá thể. Trên cơ sở đó, sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các loại thức ăn gần giống với môi trường tự nhiên không chỉ giúp con vật khỏe mạnh, mà còn giúp cho chúng dần thích nghi và làm quen dần với môi trường tự nhiên…   

Tính từ năm 2017 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận 229 cá thể thuộc 35 loài, trong đó có nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như rắn hổ mang chúa, cu li nhỏ, cu li lớn, mèo rừng, gấu, rùa…; thực hiện thả về tự nhiên 89 cá thể thuộc 12 loài. Các cá thể sau khi được cứu hộ thành công đều phục hồi sức khỏe cũng như bản năng sinh tồn của loài, nên khi tái thả về môi trường tự nhiên các cá thể đều thích nghi tốt.

Gắn bảo tồn với sinh kế của người dân

Vườn quốc gia Hoàng Liên có tổng diện tích hơn 28.000ha. Sống trong và chung quanh rừng có hơn 2.000 hộ gia đình, với hơn 12.000 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc thiểu số như: H’Mông, Thái, Dao, Tày, Giáy, Khơ Mú… nên sự hiểu biết và nhận thức về công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế. Đồng thời, các khu vực này đều là vùng đặc biệt khó khăn, người dân có tập quán sống phụ thuộc vào rừng, sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên của rừng mang lại. Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, Nguyễn Hữu Hạnh cho biết, để tạo sinh kế và gắn người dân vào việc quản lý rừng, Vườn quốc gia đã triển khai công tác giao khoán bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình, thôn, bản bằng nguồn kinh phí từ các dự án, kinh phí từ tỉnh Lào Cai và nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng...

Bên cạnh việc điều tra, đánh giá đa dạng sinh học để xác định những loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu, thời gian qua Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng đã chủ động triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra những loài có khả năng tạo ra sinh kế để chuyên giao giống, kỹ thuật cho người dân, qua đó giúp người dân có công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập.

Hằng năm, Vườn đã cung cấp hàng vạn cây giống lan Trần Mộng xuân cho các hộ gia đình sống trong và ven rừng để nuôi trồng tạo ra những sản phẩm hoa lan bán cho người dân và khách du lịch chơi Tết. Vườn cũng đã xây dựng được vườn giống gốc và nhân giống, bảo tồn và phát triển cây tam thất hoang, cây bảy lá một hoa, đây là hai dòng sản phẩm dược liệu có giá trị kinh tế cao và có giá trị bảo vệ sức khỏe đã được người dân trong vùng sản xuất đại trà...

Vườn quốc gia Hoàng Liên hiện không chỉ được biết đến với sự phong phú và đa dạng về các loài thực động vật hoang dã, mà đây còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá mà trong nhiều năm qua lượng khách du lịch đến tham quan Vườn quốc gia Hoàng Liên không ngừng tăng.

Nắm bắt được lợi thế đó, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã triển khai các dịch vụ phục vụ khách du lịch như mở nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các dịch vụ dẫn đường, thuyết minh du lịch, biểu diễn, giới thiệu các hoạt động văn hóa của dân tộc mình cho du khách trong và ngoài nước... Qua đó, không chỉ góp phần cải thiện đời sống người dân, mà còn nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với công tác bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái nơi mình sinh sống.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kép, vừa bảo tồn, vừa phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Vườn quốc gia Hoàng Liên sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người dân địa phương trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học; tập trung nghiên cứu bảo tồn các loài đặc hữu, quý, hiếm, lựa chọn nghiên cứu phát triển nguồn gen các loài dược liệu có giá trị kinh tế; duy trì và mở rộng sản xuất giống các loài hoa lan, cây dược liệu, cây lâm nghiệp cảnh quan cung cấp cho người dân trồng để phát triển kinh tế hộ gia đình và phục vụ các công trình cảnh quan đô thị; thực hiện tốt việc giao khoán bảo vệ rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng dân cư các thôn, bản; hướng dẫn nhân dân trên địa bàn tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về du lịch sinh thái cho người quản lý, người hướng dẫn du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư trên địa bàn về du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường… ■

Đến nay, số  thực vật quý, hiếm và đặc hữu đã điều tra ở khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên là 147 loài trên tổng số 2.847 loài (chiếm 5,2%) số cây của khu vực đã được đề cập trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Về động vật rừng, trong tổng số 555 loài động vật có xương sống trên cạn đã được ghi nhận tại đây, có 60 loài động vật quý hiếm ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 33 loài trong danh lục đỏ của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới… Đặc biệt, Vườn đang bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam và có thể được xem như điểm nóng về đa dạng sinh học của nhóm động vật này, trong đó có một số loài mới được phát hiện như: cóc mày, cóc núi, ếch cây sần, ếch bán đá nhỏ…

TRUNG TUYẾN, NINH CƠ và QUỐC HỒNG