Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp

NDO -

Tết Nguyên đán không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng những phong tục, tín ngưỡng mang đậm cốt cách, tinh thần dân tộcTết Nguyên đán được nhiều người mong đợi, nhất là những người đi làm ăn xa nhà, trở về sum vầy cùng gia đình, tận hưởng niềm vui đoàn tụ.

Tết là dịp mừng sum họp gia đình, gia tộc, mong đất nước và xã hội tốt đẹp hơn, mong ai cũng được đủ đầy hạnh phúc. (Ảnh: Thành Đạt)
Tết là dịp mừng sum họp gia đình, gia tộc, mong đất nước và xã hội tốt đẹp hơn, mong ai cũng được đủ đầy hạnh phúc. (Ảnh: Thành Đạt)
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Tết không chỉ là dịp mừng đón mùa xuân mới lại về mà còn là dịp mừng sum họp gia đình, gia tộc, mong đất nước và xã hội tốt đẹp hơn, mong ai cũng được đủ đầy hạnh phúc. (Ảnh: Thành Đạt)
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Tết xưa thì không thể thiếu đào và quất, cả hoa lay ơn và thược dược nữa, đó cũng là những loại hoa đặc trưng của Tết ở miền bắc. (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Tết đến, nhà ai cũng phải gói bánh chưng Tết, nào vo gạo, đãi đỗ, mổ lợn, mua lá dong rừng, chẻ lạt giang, và hì hục luộc bánh suốt đêm, ngọn lửa cháy bùng bùng. Nguyên liệu để gói bánh chưng truyền thống ngày Tết gồm có: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, gia vị, lá dong, lạt buộc… (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Các cháu nhỏ thì ngồi quây quần bên ông, thích thú xem ông tuốt lá dong. (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Đặt phần đỗ xanh đã nắm từ trước vào, sau đó đặt 1-2 miếng thịt ba chỉ đã được tẩm ướp lên. Tiếp tục cho 1 lớp đỗ xanh và cuối cùng là một bát gạo nếp phủ lên trên bao kín phần đỗ và thịt. (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Gói bánh chưng là một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt, mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên trong năm mới. (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Phụ nữ trong nhà thì chưng mâm ngũ quả thể hiện sự thành kính tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy. (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Công việc của ngày Tết mà các em nhỏ yêu thích nhất là phụ giúp ông rửa lá dong, mẹ thì dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa. (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Không gian phong tục Tết truyền thống mô tả không khí chuẩn bị đón Tết, phong tục cúng gia tiên, tục treo tranh Tết, câu đối Tết, chúc Tết... (Ảnh: Thành Đạt)
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Dù là ở miền quê hay thành thị thì vào dịp Tết, người Việt cũng không quên tắm lá mùi như một cách rửa trôi đi những thứ tanh tao của năm cũ, chỉ giữ lại cảm giác thanh sạch, sảng khoái đón năm mới về. (Ảnh: Thành Đạt)
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
 Không khí đầm ấm, vui tươi người thì dọn dẹp, người thì rửa lá dong, người thì luộc lá mùi tạo nên 1 bức tranh sinh động ngày Tết cổ truyền xưa. (Ảnh: Thành Đạt)
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Thiếu nữ bên cành đào báo hiệu mùa Xuân đang đến. (Ảnh: Thành Đạt)
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Phong tục xông đất, chúc tết và mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng. (Ảnh: Thành Đạt) 
Tái hiện hình ảnh Tết xưa – lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp -0
Tết Nguyên đán không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng những phong tục, tín ngưỡng mang đậm cốt cách, tinh thần dân tộc. (Ảnh: Thành Đạt)