Bài 4: Để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”

Bài 4: Để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”

Để doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên đề xuất xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt để “đánh cá voi” ở nước ngoài; xây dựng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” phục vụ cho thị trường toàn cầu.
Bài 1: Từ đứng ở “chợ người” xin việc đến vị thế quốc gia xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới

Bài 1: Từ đứng ở “chợ người” xin việc đến vị thế quốc gia xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới

Bằng tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực “vá” hàng nghìn lỗi cho dự án số hóa bản đồ với khách hàng Nhật Bản trong hơn 3 tháng, 120 kỹ sư phần mềm Việt đã nhận được hành động tri ân đặc biệt từ hơn 500 nhân viên người Nhật. Đó là khoảnh khắc đẹp mà người làm phần mềm ở FPT nhắc nhớ mãi khi kể về những dấu ấn của 25 năm, từ năm 1999, lúc “cuộc chiến” xuất khẩu phần mềm bắt đầu được phát động ở Việt Nam.
Chip và AI được FPT xem là những hướng đi trọng tâm trong thời gian tới, là một trong những yếu tố then chốt để Việt Nam đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giớ.

FPT cán mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu phần mềm

Ngày 22/12, FPT công bố cán mốc 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài. Kết quả này đưa FPT trở thành doanh nghiệp công nghệ đầu tiên của Việt Nam đạt doanh thu tỷ USD từ xuất khẩu phần mềm, ghi dấu ấn trí tuệ Việt trên toàn cầu và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Các kỹ sư làm việc Trung tâm R&D Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Đà Nẵng: FPT đóng góp đến 70% kim ngạch xuất khẩu phần mềm

Đồng hành và phát triển tại thành phố Đà Nẵng gần 20 năm, các công ty trực thuộc Tập đoàn FPT tại Đà Nẵng đã tạo ra hơn 6.000 việc làm, đóng góp đến 70% kim ngạch xuất khẩu phần mềm của địa phương này. Hiện tại, các công ty này đang đào tạo 17.500 học sinh, sinh viên cho Đà Nẵng, xây dựng khu đô thị thông minh, công viên phần mềm và đại học tại Đà Nẵng.