Trong những năm gần đây, cá tra đã trở thành một trong số ít các đối tượng xuất khẩu chiến lược, có tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay mặt hàng này đang gặp phải một số khó khăn thách thức về số lượng và chất lượng cá tra giống, những rào cản thương mại quốc tế…
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) thông tin, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 20 (POR 20) thuế chống bán phá giá với mặt hàng cá tra - basa phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.
Sản phẩm cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Lần đầu tiên kể từ đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của sản phẩm này sang Mỹ đạt “triệu đô”.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra.
Quý I/2024, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 8 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 180,5 triệu USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ xuống 4,1% so với mức 4,2% của cùng kỳ năm 2023. Quý II/2024, Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so cùng kỳ năm 2023. Tình hình xuất khẩu cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý III/2024, kéo theo xu hướng giá xuất khẩu sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so giá hiện tại.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 1/2024 đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có bứt phá đáng kể, trong đó cá tra tăng mạnh nhất với mức tăng 97% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 165 triệu USD.