Khán giả tìm hiểu, thưởng thức hát xẩm qua sản phẩm trải nghiệm "Vẻ đẹp Đông Dương".

Sáng tạo để lan tỏa giá trị hát xẩm

Hát xẩm là loại hình di sản hết sức độc đáo ở nhiều tỉnh, thành phố miền bắc. Những năm trước, hát xẩm từng đứng trước nguy cơ mai một khi nghệ nhân cuối cùng của hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời. Song với tâm huyết của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân thế hệ mới, hát xẩm đã hồi sinh một cách ngoạn mục. Không những thế, những nghệ sĩ, nghệ nhân còn có nhiều sáng tạo để lan tỏa giá trị của hát xẩm, như sử dụng các nền tảng số, mạng xã hội, xây dựng xẩm thành sản phẩm công nghiệp văn hóa…
Nhiều loại hình ca nhạc truyền thống được tổ chức tại khu di tích lịch sử - văn hóa Bích Câu Đạo Quán trong khuôn khổ sự kiện "Cổ nhạc Kinh Kỳ".

Sinh viên truyền cảm hứng về cổ nhạc Việt Nam qua mô hình "bảo tàng sống"

Một nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông và tổ chức sự kiện của Trường cao đẳng FPT Polytechnic đã tự tay lên kế hoạch, dàn dựng và triển khai một chương trình theo mô hình "bảo tàng sống", qua đó tái hiện nhiều loại hình ca kịch cổ truyền của Việt Nam như ca trù, xẩm, chèo cổ, diễn xướng.
Các em học sinh học hát xẩm tại Câu lạc bộ xẩm Hà Thị Cầu.

Hát xẩm nơi góc quê

Ninh Bình vốn là cái nôi của hát xẩm. Dù trải qua những thăng trầm, những khoảng thời gian hát xẩm có nguy cơ mất đi, nhưng bây giờ, hát xẩm đang sống dậy. Chỉ riêng trên địa bàn huyện Yên Mô, hiện có hàng chục câu lạc bộ hát xẩm, chèo với những thành viên giàu nhiệt huyết đang gìn giữ loại hình nghệ thuật độc đáo này.