Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu thị trường đang được xem là thế mạnh của các hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, để phát huy vai trò dẫn đầu, kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản, hợp tác xã cần nhận được sự đầu tư thỏa đáng.
Kỳ 2: Mở rộng mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông minh
Theo ước tính, khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng hơn 35% vào thành công trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. Con số này cho thấy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao được xem là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để việc ứng dụng công nghệ thông minh trở nên phổ biến hơn cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, cũng như sự nỗ lực của người dân…
Từ một phụ nữ dân tộc Khmer nghèo, vất vả mưu sinh, nhờ sự hỗ trợ của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị Trương Thị Bạch Thủy, sinh năm 1984, ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã góp nhiều công sức phát triển Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm phụ nữ nông thôn…
Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) được xem là chìa khóa góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Tuy nhiên, để phát huy thế mạnh của mô hình này một cách toàn diện, cần có thêm những chính sách đột phá, các công cụ hỗ trợ.
Nhiều Hợp tác xã nông nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang phát triển mô hình nông nghiệp theo hướng đa tầng, đa sản phẩm, đa giá trị nhằm hướng tới mục tiêu sản xuất xanh, ít chất thải và phát triển bền vững.
Ðồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn, chiếm 12% diện tích và 19% dân số của cả nước, với nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn vùng đóng góp 32% GDP toàn ngành nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản.