Một nhóm sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, Trường đại học FPT vừa có sản phẩm đồ án tốt nghiệp khiến nhiều người thích thú. Khi triển khai dự án “Vó ngựa hồng”, điều các bạn hướng đến không chỉ là hoàn thành việc tổ chức một sự kiện chỉn chu theo yêu cầu của ngành học mà còn truyền cảm hứng tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống từ truyện cổ tích Việt Nam đến giới trẻ ngày nay.
Với 24 năm gắn bó với nghề giáo, trong đó có 11 năm làm cán bộ quản lý, cô giáo Giang Thị Thanh Nhàn đã truyền cảm hứng, hướng dẫn các giáo viên Trường mầm non Trần Phú (quận Hoàng Mai) ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra tài liệu giảng dạy phong phú, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh đã đưa văn học, thơ ca Tây Ninh (văn thơ Tây Ninh) vào chương trình giảng dạy. Từ đó, học sinh có thêm góc nhìn mới về văn hóa truyền thống của con người ở địa phương, góp phần bồi đắp tình yêu, sự trân trọng, tự hào về quê hương của mình.
Văn học trinh thám Việt Nam nếu như hồi đầu thế kỷ 20 phát triển mạnh mẽ và rực rỡ với nhiều tên tuổi, tiêu biểu là Thế Lữ… thì ở thời hiện đại dường như lại trầm lắng, với không nhiều tác giả, tác phẩm, mặc dù văn học trinh thám luôn có một số lượng độc giả đón chờ.