Cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA) đã được ký kết, trở thành hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Arab, là tiền đề quan trọng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); trong đó có các mặt hàng nông sản chủ lực như: thủy sản, gạo, rau quả, cà-phê và hồ tiêu...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường nông nghiệp, thực phẩm Halal dành cho người theo đạo Hồi phục vụ khoảng 2 tỷ người, chiếm khoảng 20% dân số thế giới. Việt Nam hiện có nhiều nông sản phù hợp nhu cầu của người Hồi giáo nhưng lại chưa hình thành hệ sinh thái Halal để khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này.
Cách xa nhau về địa lý, nhưng giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất có quan hệ chính trị tốt đẹp, con đường phát triển có nhiều điểm tương đồng, cùng chung khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức nước bạn của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, tạo xung lực phát triển mới với điểm nhấn kép khi hai bên quyết định nâng cấp quan hệ lên Ðối tác toàn diện và kết thúc đàm phán Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện (CEPA).
Ngày 12/10, Phái bộ lâm thời Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) đã cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa xung đột khu vực, trong bối cảnh Israel cùng lúc gia tăng hoạt động quân sự ở cả Liban và Dải Gaza chống lại các lực lượng Hezbollah và Hamas.
Theo hãng thông tấn NNA của Liban, máy bay chở 55 tấn hàng viện trợ và thuốc men y tế đã tới nước này. Nỗ lực cung cấp viện trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phối hợp thực hiện trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban leo thang.
Với 124 phiếu thuận, 43 phiếu trắng và 14 phiếu chống, ngày 18/9, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 đã thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong vòng 12 tháng tới.
Các nguồn tin Ai Cập cho biết các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel tại Gaza dự kiến được nối lại vào ngày mai (21/8).
Hội nghị Ðầu tư Ai Cập-Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 29 và 30/6 tại Cairo được cho là góp phần mở rộng cánh cửa hợp tác, đầu tư giữa hai bên. Giới chuyên gia nhận định, dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng chính là lực đẩy cho nền kinh tế của quốc gia Bắc Phi, trong bối cảnh doanh thu từ kênh đào Suez giảm mạnh và ngành du lịch phục hồi chậm bởi xung đột địa chính trị.
Ngày 11/3, ngày bắt đầu tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi Israel và lực lượng Hamas ngừng bắn, tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân và phóng thích tất cả con tin. Ông Guterres nhấn mạnh, xung đột vẫn tiếp diễn ở Gaza trong khi đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn không đạt kết quả là không thể chấp nhận.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa nhóm họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Trung Ðông, trong bối cảnh chiến sự ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa thăm Trung Đông nhằm tăng cường kết nối với các đối tác thương mại chủ chốt trong khu vực. Với hàng loạt thỏa thuận hợp tác có tổng giá trị lên đến hàng chục tỷ USD được ký kết, chuyến công du không chỉ giúp Hàn Quốc bảo đảm nguồn cung khí đốt, mở ra những cánh cửa hợp tác mới, mà còn là cơ hội để Saudi Arabia và Qatar thúc đẩy đa dạng hóa nền kinh tế.
Sau cuộc họp bất thường của Liên đoàn Arab (AL) ở Cairo (Ai Cập) ngày 11/10, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã kêu gọi Israel chấm dứt ngay lập tức cuộc tấn công vào Gaza và ngừng bao vây dải đất này. Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry nhận định, xung đột Israel-Hamas đã bước vào một giai đoạn mới, tác động đến cả hai dân tộc và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vừa kết thúc chuyến thăm Trung Ðông nhằm thúc đẩy quan hệ với ba quốc gia giàu năng lượng trong khu vực. Chuyến công du không chỉ giúp Tokyo bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định, mà còn là cơ hội để Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar thúc đẩy mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.
Các lực lượng an ninh Iraq cho biết, một số rocket đã rơi vào vùng Xanh ở thủ đô Baghdad ngày 28/9, khiến 7 nhân viên an ninh bị thương. Vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh Quốc hội Iraq đang tiến hành phiên họp đầu tiên trong hai tháng qua.