Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ 5 năm 2025 vừa tổ chức, Tỉnh đoàn Hậu Giang đã trao bằng khen tặng 26 thiếu nhi có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2020-2025.
Những tác phẩm nghệ thuật sử dụng chất liệu truyền thống của Việt Nam như: Lụa, giấy dó, gốm… và những hoạ tiết tranh cổ được sáng tác từ cảm hứng của tranh khắc gỗ Nhật Bản. Điều đó đem đến sự mới lạ mà thân quen của các tác phẩm được sáng tạo từ truyền thống.
Từng gây ấn tượng mạnh với những bộ sưu tập điêu khắc sơn mài con giáp đồ sộ như 1.010 tượng trâu, 2.022 tượng hổ và năm nay là 2.023 tượng mèo, Nguyễn Tấn Phát được biết đến là nghệ nhân, họa sĩ rất giàu sức sáng tạo và luôn dành tình yêu đặc biệt cho văn hóa dân tộc. Không chỉ thể hiện tình yêu ấy bằng những sản phẩm sơn mài đặc sắc, anh còn khao khát lan tỏa nó thông qua những lớp học mỹ thuật truyền thống miễn phí.
Mỗi chiều của một con chữ Hán chỉ khoảng 1cm, nhưng ở đó, có hàng chục nét khác nhau... Để in kinh sách, trên một mặt gỗ phẳng, người thợ khắc mộc bản phải khoét gỗ, lấy đi những phần thừa, chỉ để lại phần nét chữ. Muốn giỏi nghề, vừa phải giỏi khắc, vừa thạo chữ Hán. Nghề khắc mộc bản là một kỳ công và gần như đã thất truyền. Cả nước chỉ còn một vài nghệ nhân, trong đó anh Nguyễn Văn Thạo (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), là một kỳ nhân của cái nghề đòi hỏi nhiều kỹ thuật tinh tế này.