Chiều 16/4, thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim Bùi Thanh Phong cho biết, Vườn quốc gia đang hoàn tất những khâu cuối cùng để sẵn sàng đón đàn sếu đầu đỏ trở về.
Bên cạnh cung cấp nước cho sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp lưu vực sông Đồng Nai còn đóng góp bởi các công trình thủy điện. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tình trạng khô kiệt dòng chảy vào mùa khô, lũ lụt cục bộ do mưa và thủy điện xả lũ vào mùa mưa đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và đời sống của người dân trong vùng. Việc quản lý lưu vực sông Đồng Nai là một quá trình phức hợp đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương.
Cơn bão Yagi quét qua Vịnh Hạ Long, cuốn phăng 70% thảm thực vật ở rừng nguyên sinh. Hạ Long, sau đại dịch Covid-19 chưa kịp hồi phục, lại bị bồi thêm cơn lốc tàn khốc của mẹ thiên nhiên. Suốt 30 năm qua, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long không ít lần phải “gồng mình” chống chọi trước sự biến đổi của môi trường, những tác động của biến đổi khí hậu như cơn bão Yagi lần này, và cả sự vô tâm của con người trong bảo vệ di sản.
Từ thực tế gần đây ở nhiều nơi cho thấy, diện tích rừng tự nhiên suy giảm và cùng với tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng nguyên liệu đã làm sụt giảm sự đa dạng sinh học và môi trường, xói mòn đất, gây nên các hiện tượng cực đoan như lũ quét, sạt lở đất. Vì thế, cần kịp thời có giải pháp nâng cao chất lượng rừng và thay đổi phương thức trồng rừng để giảm nguy cơ xói mòn và sạt lở đất.
Do sự tàn phá của bão số 3, nhiều cây trên các núi đá vôi trên Vịnh Hạ Long bị đổ gãy, chết, tạo các cành, lá khô, dẫn đến nguy cơ cháy thảm thực vật rất cao, nhất là vào mùa hanh khô đang tới.