Năm 2025 là năm đầu tiên công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT đều thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ 2018. Đây cũng là năm đầu ngành giáo dục thực hiện Thông tư 29 về quản lý dạy thêm, học thêm. Bộ Giáo dục và Đào tạo quán triệt với các đơn vị, nhà trường 4 nội dung lớn về mùa thi năm nay.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, hệ lụy từ dạy thêm, học thêm tràn lan là rất lớn, không chỉ là sự lãng phí mà nghiêm trọng hơn khi làm mất đi khả năng tự học, tự khám phá của học sinh để rồi ảnh hưởng tới phát triển toàn diện của các em.
Đánh giá sau một tháng triển khai Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đã có hiệu quả tích cực trong nhận thức, thói quen của người dạy, người học, phụ huynh học sinh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm; hoạt động quản lý dạy thêm, học thêm cũng đang được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
Dạy thêm, học thêm là hoạt động diễn ra cả trong và ngoài nhà trường, đã tồn tại lâu nay trong ngành giáo dục. Mặc dù có những đóng góp nhất định nhưng tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, mang tính ép buộc, thương mại hóa giáo dục đã gây nhiều hệ lụy. Vì vậy, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm, vấn đề đặt ra là cần thực hiện nghiêm túc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin cho biết, ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Đoàn kiểm tra cũng đã khảo sát tại Trường THCS Phan Chu Trinh và Trường THPT Phạm Hồng Thái.
Tròn 10 ngày Thông tư 29/2024/TT-Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) có hiệu lực, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình vẫn băn khoăn, lúng túng về cách vận dụng và thực hiện Thông tư này, bởi một số nội dung trong văn bản còn chung chung, khó hiểu. Bên cạnh đó, Thông tư 29 ban hành đang gây vướng cho tỉnh Thái Bình trong triển khai giảng dạy và học môn tiếng Anh.
Sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực (từ ngày 14/2/2025), các tỉnh, thành phố trên cả nước đang từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập, bảo đảm các hoạt động giáo dục hiệu quả. Việc dừng dạy thêm, học thêm cần thực hiện song song với tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, một cách phù hợp.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) có hiệu lực từ ngày 14/2. Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư 29, một số Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố đã có công văn hướng dẫn đăng ký kinh doanh và các nội dung theo quy định về dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29.
Quy định mới về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm từ Thông tư 29 thực sự tạo ra sự đột phá, bảo đảm cho lợi ích của học sinh. Đánh giá sự thay đổi, đổi mới bao giờ cũng “khó khăn, khó tiếp nhận”, nhưng Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, những gì Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp.
Theo quy định của Luật Khám, chữa bệnh mới được ban hành, từ ngày 1/1/2024, lương y - những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng đông y, phải có giấy phép hành nghề và là hội viên của Hội Đông y Việt Nam. Nhưng thực tế hiện nay mới có khoảng 20% số lương y đã được cấp phép hành nghề... trong khi đó, thời gian quy định đang đến gần.