Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7,4-7,6% trong quý IV

Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7,4-7,6% trong quý IV

Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Ảnh minh hoạ: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thực hiện ngay cơ chế "sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật". (Ảnh: DUY LINH)

Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển

Đột phá về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản đã được Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII thống nhất đưa vào văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Ngay sau hội nghị, Quốc hội, Chính phủ đã gương mẫu, đi đầu, làm rất quyết liệt với tinh thần đổi mới, cải cách, hết lòng vì sự nghiệp chung; tổ chức ngay nhiều phiên họp rà soát nội dung các dự án luật trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu tham dự buổi họp.

Bàn giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn” để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ

Sáng 5/10, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Thanh Mẫn, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì buổi làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) tham gia thảo luận ở hội trường chiều 31/10. (Ảnh: DUY LINH)

Cần giải pháp đột phá tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

Nhấn mạnh đầu tư công là động lực để phát triển kinh tế-xã hội, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cao nhất của năm 2023.
Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đề xuất giải pháp cụ thể để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy phục hồi kinh tế-xã hội

Chiều nay (31/10), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ bên hành lang Quốc hội về phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. (Ảnh: VĂN TOẢN)

Kỳ vọng tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

Chiều 7/6, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ chung quanh phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng như đề xuất một số giải pháp giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý của mình trong thời gian tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Tháo gỡ điểm nghẽn trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, các quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cần phải tháo gỡ được các điểm nghẽn về trình tự, thủ tục di dời cư dân ra khỏi các nhà chung cư nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ; lựa chọn chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; thống nhất phương án bồi thường, tái định cư sau khi lựa chọn được chủ đầu tư…
(Ảnh minh họa)

Đưa doanh nghiệp Nhà nước trở lại quỹ đạo phát triển

Doanh nghiệp nhà nước hiện giữ vị trí chi phối trong nhiều lĩnh vực quan trọng và cung ứng một số nguyên vật liệu đầu vào cơ bản cho nền kinh tế. Hơn 2 năm bùng phát đại dịch Covid-19, doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng trở lại trạng thái bình thường mới, không ít doanh nghiệp nhà nước lại gặp khó khăn trong quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch vì ràng buộc nhiều cơ chế, chính sách.