Cán bộ y tế, người dân trên địa bàn quận Đống Đa (TP Hà Nội) kiểm tra bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết.

Tăng cường giám sát, điều tra dịch tễ các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Ngành y tế Hà Nội nhận định, một số bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà... có thể tiếp tục gia tăng thời gian tới, nhất là bệnh sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm dịch hằng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, bệnh rubella, não mô cầu, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản... có thể ghi nhận ca bệnh tản phát thời gian tới.
Cán bộ y tế kiểm tra bọ gậy tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Quốc Oai (TP Hà Nội).

Hà Nội: Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao nhằm phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trên địa bàn Hà Nội phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè

Trước tình trạng một số bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc-xin đang có chiều hướng gia tăng như sởi, ho gà, bạch hầu..., Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành y tế trong việc kiểm soát, không để các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.
Trẻ bị sốt xuất huyết đang được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Mạnh Hảo).

Ngăn chặn dịch sốt xuất huyết và tay, chân, miệng

Dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, nhưng dịch sốt xuất huyết và tay, chân, miệng đang gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Ðể chủ động phòng, chống, nhất là không để xảy ra tình trạng "dịch chồng dịch", Bộ Y tế và chính quyền các địa phương đang tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bé T. (13 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nôn nhiều.

Số ca mắc tăng nhanh, cảnh giác trước mùa dịch tay chân miệng

Nếu như đầu mùa dịch tay chân miệng năm 2020, số ca ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương khoảng 19-20 ca, thì năm nay, con số này đang là 125 ca, tăng gấp sáu lần. Mặc dù không có trường hợp biến chứng nặng, nhưng TS, BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, sự gia tăng này cũng là một lời cảnh báo khi dịch bệnh tay chân miệng đang vào mùa. 

Bệnh nhi đang điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện E.

Bệnh tay chân miệng gia tăng, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại một số tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng..., Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã gửi Công văn Khẩn số 583/DP-DT đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.