Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, hệ lụy từ dạy thêm, học thêm tràn lan là rất lớn, không chỉ là sự lãng phí mà nghiêm trọng hơn khi làm mất đi khả năng tự học, tự khám phá của học sinh để rồi ảnh hưởng tới phát triển toàn diện của các em.
Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết "Học tập suốt đời", khẳng định tri thức không có điểm dừng, mỗi người cần không ngừng học hỏi để phát triển bản thân và thích nghi với những thay đổi của thời đại. Học tập suốt đời không chỉ giúp cá nhân nâng cao năng lực, mà còn là chìa khóa thúc đẩy sự thịnh vượng của quốc gia.
Đánh giá sau một tháng triển khai Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đã có hiệu quả tích cực trong nhận thức, thói quen của người dạy, người học, phụ huynh học sinh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm; hoạt động quản lý dạy thêm, học thêm cũng đang được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
Hướng đến mục tiêu bảo đảm tính khoa học trong bố trí thời gian học tập và nghỉ ngơi nhằm giúp học sinh giảm áp lực, căng thẳng, phát triển hài hòa, toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần, thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã phát động phong trào “Ngày chủ nhật không dạy thêm, học thêm”.
Với chủ đề "Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số", Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức, được kỳ vọng tạo lan tỏa về ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và hình thành mạng học tập mở để tạo điều kiện cho người dân học tập mọi lúc, mọi nơi.
Thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023, ngày 25/4, tại Trường trung học cơ sở Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức chuyên đề môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Cánh Diều theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chủ đề: Hệ mặt trời và ngân hà.