Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD trong bối cảnh đối diện nhiều thách thức khi cầu tiêu dùng sụt giảm, các thị trường nhập khẩu đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế,...
Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, có đủ căn cứ và cơ sở để nhận định rằng vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển.
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp và Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 với chủ đề “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới”.
Kinh tế Việt Nam đã trải qua hai quý đầu năm đầy khó khăn và thách thức nhưng triển vọng trong trung hạn là tích cực. Khi chi tiêu Chính phủ, tổng mức đầu tư công không còn được duy trì ở mức cao, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại thì tiêu dùng trong nước cần phải tăng lên để thế chỗ. Các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, hộ gia đình cũng cần được gia tăng và đẩy mạnh, giúp nền kinh tế có một cơ cấu về tổng cầu bền vững hơn, từ đó đóng góp cho tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Tiến sĩ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân về vấn đề này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đem lại nhiều cơ hội phát triển mới cho Việt Nam, đặc biệt là những trung tâm đầu mối giao lưu quốc tế của quốc gia như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng...