Nhờ đôi bàn tay khéo léo, Nghệ nhân Ưu tú A Gông (làng Kon Du, xã Măng Cành) đã tạo ra những sản phẩm tượng gỗ đẹp mắt, chân thực mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Mơ Nâm.

Độc đáo tượng gỗ của đồng bào dân tộc Mơ Nâm

Người Mơ Nâm, một nhánh thuộc dân tộc Xơ Đăng, ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông, Kon Tum) quan niệm rằng, tượng gỗ dân gian là vật linh thiêng gắn liền với các lễ hội và để những người đang sống tưởng nhớ những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền với người thân. Tượng gỗ còn là sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu tới tổ tiên, thể hiện được lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc.
Nghệ nhân AGyor dạy hai con trai cách tạc tượng gỗ.

Nặng lòng với tượng gỗ dân gian

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, tốc độ phát triển của xã hội như vũ bão, nhiều giá trị văn hóa đặc thù, độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đứng trước nguy cơ mai một. Song, điều đáng mừng là ở một số buôn làng vẫn còn những nghệ nhân nặng lòng, âm thầm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình, và nghệ nhân A Gyor, người dân tộc Xê Đăng ở làng Kon H’rế, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) là một người như thế.