Trụ sở chính của Silicon Valley Bank tại Santa Clara, California ngày 10/3. (Nguồn: The New York Times)

Ưu tiên chống lạm phát

Lĩnh vực tài chính-ngân hàng toàn cầu đang phải xoay xở với bài toán lạm phát tăng cao, trong bối cảnh mối quan ngại gia tăng về “sức khỏe” của ngành ngân hàng sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley Bank ở Mỹ. Nỗi lo lạm phát vẫn bao trùm khiến Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất, bất chấp những nguy cơ bất ổn tài chính.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Những điểm nóng tài chính toàn cầu

Những ngày qua, thị trường tài chính toàn cầu dấy lên quan ngại về nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới sau khi một số ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu “lâm nạn”. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cảnh báo, các rủi ro liên quan ổn định tài chính không chỉ đến từ những ngân hàng “xấu số” gần đây, mà còn tiềm ẩn trong gánh nặng nợ tại rất nhiều quốc gia khác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Giá dầu lao dốc giảm gần 10 USD trong 3 ngày

Ngày 15/3, thị trường dầu thô thế giới ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong vòng 9 tháng qua, đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021. Lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính đang nhen nhóm tại các nền kinh tế lớn có thể sẽ còn gây ra nhiều biến động khó lường đối với giá dầu nói riêng và giá năng lượng nói chung trong thời gian tới.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Nỗ lực ổn định sau “cú sốc ngân hàng” tại Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) đã khẳng định hệ thống ngân hàng nước này vẫn an toàn, trong bối cảnh lo ngại nổi lên về tác động từ sự cố sụp đổ liên tiếp của một số ngân hàng. Không chỉ giới chức Mỹ phải can thiệp để ngăn chặn kịch bản xấu, các nước cũng theo sát diễn biến vụ việc tại Mỹ, nhằm bảo đảm ổn định các thị trường tài chính.