Ông A Hak (thôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) từng bị lôi kéo theo tà đạo Hà Mòn, nhưng nay đã thay đổi, tập trung phát triển kinh tế gia đình. (Ảnh PHÚC THẮNG)

Bài 3: Đấu tranh, ngăn chặn tà đạo

Hoạt động của các tà đạo, đạo lạ, thậm chí là các tổ chức chống phá núp bóng tôn giáo không chỉ gây bất ổn xã hội, mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng tới khối đoàn kết toàn dân tộc, mà còn tác động tiêu cực tới sự ổn định chính trị-xã hội của đất nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “không có tự do tôn giáo”, về lâu dài, xâm phạm đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày 18/5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF) Hoa Kỳ, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:
​​Tiến sĩ Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Không thể xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, vì đây là một trong những quyền cơ bản mọi người, được Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 khẳng định trên nguyên tắc hiến định.