Ngày 16/3, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết vừa phối hợp với Công ty CSP tổ chức hội thảo "Giải pháp kỹ thuật số Style 3D cho ngành may mặc" với sự tham gia của các nhà tạo mẫu, doanh nghiệp liên quan.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp Việt cũng không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm với thương hiệu riêng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, đồng thời, kỳ vọng từng bước đưa sản phẩm thâm nhập thị trường quốc tế.
Là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, nhưng giá trị gia tăng mang lại của ngành dệt may Việt Nam đang rất thấp, chưa đáp ứng kỳ vọng cũng như tiềm năng. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đào tạo, hỗ trợ thông qua các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành phát triển.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030. Kế hoạch nhằm khai thác tối đa lợi thế xuất, nhập khẩu, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất nhập, khẩu ổn định, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm có lợi thế của thành phố. Cụ thể, trong giai đoạn 2023-2025, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 4,4% đến 5%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt từ 5,1% đến 5,5%/năm.
Việc ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhau đã giúp nhiều doanh nghiệp nội địa tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn nguyên liệu và xây dựng được chuỗi liên kết hàng Việt Nam bền vững.