Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm chủ yếu là nghệ nhân lớn tuổi, không còn thu hút người trẻ do thu nhập bấp bênh

Gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm của người Chăm

Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tuy nhiên, nghệ thuật làm gốm này đang dần mai một, nguy cơ thất truyền do thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn. Thu nhập bấp bênh, nghệ nhân buộc phải tìm công việc khác. Do đó, tỉnh triển khai nhiều giải pháp để gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm.
Sản phẩm gốm thô chờ đưa vào lò nung.

Thúc đẩy tiềm năng làng gốm Mỹ Thiện

Hơn 200 năm qua, làng gốm cổ Mỹ Thiện, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tồn tại với nét độc đáo bởi các chi tiết trang trí nổi. Có những thời điểm, làng nghề gặp nhiều khó khăn nhưng rồi vẫn vượt qua. Trong làng, vợ chồng nghệ nhân Ðặng Văn Trịnh (60 tuổi) và Phạm Thị Thu Cúc (54 tuổi) đang mở ra hướng đi mới cho nghề bằng việc kết hợp làm điểm du lịch trải nghiệm.
Quang cảnh hội thảo.

Cơ hội phát triển nghề gốm cổ truyền thống ở Ninh Bình

Ngày 20/4, tỉnh Ninh Bình phối hợp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức hội thảo khoa học “Nghề gốm cổ Ninh Bình-Truyền thống và hiện đại”, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia, nhà quản lý đến từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước.