Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đảng, Tổ quốc, nhân dân luôn là lý tưởng, là mục tiêu để Chủ tịch Hồ Chí Minh phụng sự, cống hiến và hy sinh. Đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, trong Di chúc, Người yêu cầu: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Chiều 15/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nền văn hóa Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc; là nguồn lực to lớn góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Ðảng ta đã kế thừa và phát huy sáng tạo những điểm cốt lõi của bản Ðề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Trong dòng chảy lịch sử, nghề làm sách, sau này phát triển thành ngành Xuất bản, đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, từ triều Lý, cùng sự ra đời của làm giấy và khắc ván in gỗ. Trải qua nhiều thăng trầm, ngành Xuất bản, In và Phát hành đã không ngừng lớn mạnh và có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến nay, sau 70 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia ngày 10/10/1952, ngành Xuất bản, In và Phát hành đang có bước chuyển mình mạnh.