Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống, có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay nghề dệt thủ công của người Thái trên địa bàn xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cũng như tại nhiều địa phương khác đang dần bị mai một.
Trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, rất đông du khách đã đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám để vãn cảnh và xin chữ đầu năm. Xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa có từ rất lâu đời, nét chữ như phượng múa rồng bay thể hiện những ước vọng của ngày xuân, mong muốn 1 năm thật nhiều may mắn.
Hà Nội vốn nổi tiếng về các thú chơi tao nhã, trong đó chơi hoa Tết là phong tục không thể thiếu trong mỗi nếp nhà và trở thành nét đẹp văn hóa mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Cổng làng từ bao đời nay đã là biểu tượng văn hóa của làng quê Việt. Phía sau cổng làng là một cộng đồng với đầy đủ những nếp ăn, ở, phong tục tập quán, là một xã hội thu nhỏ.
Khi nhận thức đủ chín sẽ hình thành ý thức tự giác trong mỗi việc làm, từ đó nhân lên hành động tích cực làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống. Quán triệt tinh thần đó, với ba nội dung cốt lõi, học tập, làm theo và nêu gương, các cấp ủy đảng ở Bình Ðịnh đã lan tỏa những nét đẹp văn hóa từ công sở tới làng quê, từ tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức đến chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong gia đình, cũng như cộng đồng dân cư văn hóa.
Cách đây 20 năm, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp luôn cố gắng tổ chức Ngày hội trở thành “cầu nối” giữa tổ chức đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân.
105 tác phẩm nghệ thuật của 20 tác giả đến từ những tỉnh, thành phố miền nam đã đem đến những nét đẹp về con người, văn hóa, cuộc sống phương nam đến công chúng Thủ đô qua các tác phẩm hội hoạ sử dụng chất liệu màu nước.