Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa tham quan hố khai quật Mái Đá Ngườm lần 5 được mở rộng phạm vi sâu, rộng hơn so với khai quật lần thứ 4.

Nâng tầm di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm

Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được biết đến là di chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá cũ với kỹ nghệ Ngườm nổi tiếng, dấu tích của loài người sinh sống có niên đại cách đây khoảng 41.500 năm. Với những phát hiện mới trong lần khai quật thứ 5 được tổ chức đầu năm 2024, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp các nhà khoa học lập hồ sơ đề nghị Mái Đá Ngườm là di tích quốc gia đặc biệt.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa tham quan hố khai quật Mái Đá Ngườm được mở rộng phạm vi sâu, rộng hơn so với khai quật lần thứ 4.

Khai quật di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm lần 5

Tháng 3 và đầu tháng 4/2024, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức khai quật di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm lần 5 tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai đã phát hiện nhiều hiện vật mới giúp mang lại nhận thức mới về di chỉ kỹ nghệ Ngườm nổi tiếng này.