Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản. (Ảnh KHƯƠNG TRUNG)

Sớm đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào cuộc sống

Ngày 29/11/2024, Luật Địa chất và Khoáng sản (Luật số 54/2024/QH15) đã được Quốc hội khóa XV thông qua. Luật Địa chất và Khoáng sản được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản, đưa khoáng sản trở thành nguồn lực xứng tầm trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Gia Nghĩa là công trình trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xây dựng Gia Nghĩa trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Đắk Nông nhưng đã “đắp chiếu” cả năm nay vì nguồn vật liệu san lấp vướng quy hoạch bô xít.

Đắk Nông kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch bô-xít và quy hoạch sử dụng đất

Theo đánh giá, trong năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được giao. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến quy hoạch bô-xít, quy hoạch sử dụng đất chưa được Trung ương tháo gỡ dẫn đến “bế tắc”, nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra chưa hoàn thành, địa phương kiến nghị sớm được tháo gỡ trong năm 2025 để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Mỏ khai thác đá tại núi Chuông, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh THANH SƠN)

Bảo đảm an toàn lao động tại các mỏ khai thác đá

Hiện nay, các mỏ khai thác đá không chỉ đáp ứng về nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình, thành phẩm xuất khẩu, mà còn tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, nộp ngân sách góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích thì các mỏ đá đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ), đòi hỏi các ban, ngành địa phương nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác đá.