Ngày 16/5, chuyến tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đầu tiên được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ đã hoàn thành việc chuyển giao tại cảng tiếp nhận ở tỉnh Quảng Đông, đánh dấu bước đi thực chất trong việc thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế bằng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Ngày 31/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, sẽ mở rộng cơ chế giới hạn giá khí đốt đối với tất cả các trung tâm giao dịch ở Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/5 tới, nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn tiềm tàng trên thị trường năng lượng châu Âu.
Các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp ở Brussels ngày 28/3 đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới của EU, giúp các chính phủ tạm thời ngăn các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga và Belarus đấu thầu trước năng lực cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu lục này.
Ngày 18/2, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol đã cảnh báo nguy cơ thiếu hụt năng lượng vào mùa đông tới, với tương đối ít khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất ra thị trường, trong khi mức tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng lên trong năm nay.
Với việc tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và "thắt lưng buộc bụng" trong sử dụng năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) có thể tránh được "thảm họa khí đốt" trong mùa đông năm nay. Tuy nhiên, dù tạm vơi nỗi lo về khủng hoảng năng lượng, những thách thức lớn vẫn chờ đợi các quốc gia trong khối trong năm 2023 tới.
Châu Âu có thể tránh được thảm họa khí đốt trong mùa đông năm nay nhờ nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu giảm và chiến lược dự trữ hiệu quả, nhưng tình hình có thể xấu đi trong mùa đông năm 2023 khi dự trữ khí đốt giảm nhiều.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, châu Âu cần nhanh chóng giảm tiêu thụ khí đốt để vượt qua mùa đông này trong bối cảnh dự trữ khí đốt đang ở mức thấp và có những lo ngại về nguy cơ Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung.
Một nghiên cứu của Công ty tư vấn Yakov&Partners cho hay, các nước châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn trong mùa đông sắp tới và năm 2023 nếu không có nguồn cung cấp khí đốt của Nga hoặc sự suy giảm đáng kể của nền kinh tế khu vực.
Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt 30% trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay (5/9), trong bối cảnh Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga vừa thông báo ngừng vô thời hạn hoạt động của đường ống Dòng chảy phương bắc 1.
Tốc độ tích trữ khí đốt của Đức nhanh hơn dự kiến và tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga ngày càng giảm, trong bối cảnh Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt qua hệ thống Dòng chảy phương Bắc 1 trong 3 ngày cuối tháng 8 này.
Thứ trưởng Tài chính Đức Joerg Kukies ngày 13/7 cho biết, nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua than đá của Nga vào ngày 1/8 tới, cũng như ngừng mua dầu mỏ Nga vào ngày 31/12 tới, đánh dấu sự thay đổi lớn trong nguồn cung năng lượng của Đức.