Ngày 24/3, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, Cục Chính sách-Xã hội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ về với thân nhân và gia đình.
Khai trương từ năm 2020, Bảo tàng Công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam tại phố Đông Tác, Hà Nội, đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo tồn và phát triển di sản công nghệ của đất nước.
Từ ngày 2 đến 6/12, tại thành phố Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt-Trung. Hội chợ nhằm giúp các doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam và Trung Quốc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường tiêu thụ, qua đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hóa.
Trong kho tàng âm nhạc của Trịnh Công Sơn, có một điều thú vị là có gần 100 ca khúc được ông sáng tác ngay tại Gác Trịnh (số 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế). Trịnh Công Sơn đã rời xa cõi tạm 23 năm, chừng ấy thời gian đủ để người yêu nhạc của ông thêm trân quý tài năng hiếm có này.
Sáng 26/4, tại quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), Ban Quản lý Di tích và Danh thắng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phối hợp Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức khai trương, mở cửa Không gian trưng bày “Kỷ vật-Ký ức chiến tranh” nhằm giới thiệu hình ảnh và hiện vật về Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Với kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, những tình nguyện viên đã và đang giúp hàng nghìn gia đình liệt sĩ tìm được thông tin, kỷ vật, phần mộ liệt sĩ, góp phần đưa các liệt sĩ trở về quê hương, đoàn tụ cùng gia đình.
Từ cuối năm 1959, hàng trăm đoàn cán bộ từ miền bắc với tinh thần tự nguyện, đã bí mật vượt dãy Trường Sơn để vào miền nam công tác, trực tiếp chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Họ được gọi với biệt danh là "đi B".
Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là toàn bộ hồ sơ, giấy tờ được hình thành từ các cán bộ, công nhân viên thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể địa phương được cử vào Nam công tác và từ các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc công tác, an dưỡng, chữa bệnh, sau đó trở về miền Nam.
Những ngày này, đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh, công chúng được tận mắt chiêm ngưỡng gần 200 tài liệu, hiện vật độc đáo thuộc trưng bày chuyên đề "Mỗi kỷ vật một câu chuyện" (sưu tập tặng phẩm Bác Hồ 1945-1969). Càng tìm hiểu về những kỷ vật, càng ngưỡng mộ, khâm phục phong cách sống giản dị, chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thêm trân quý tình cảm sâu sắc mà đồng bào trong nước và nhân dân thế giới dành cho Người.
Được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sáng 13/10, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Mỗi kỷ vật một câu chuyện” (Sưu tập tặng phẩm Bác Hồ 1945-1969).