Xem xét điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả

Xem xét điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét theo tình hình thực tế cho điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả sang các chính sách mà xã hội, người dân đang có nhu cầu, nhằm phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ; đồng thời, tăng thêm nguồn vốn cho địa phương thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. (Ảnh: DUY LINH)

Đưa năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án về chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động để thúc đẩy và đưa năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đề xuất giải pháp cụ thể để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy phục hồi kinh tế-xã hội

Chiều nay (31/10), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Làm rõ trách nhiệm chậm thực hiện một số nội dung Chương trình phục hồi

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chậm triển khai thực hiện một số nội dung Chương trình phục hồi, như chậm giải ngân các gói hỗ trợ thuộc chính sách tài khóa, có trường hợp rất chậm như hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất giảm cho vay ưu đãi, tăng hỗ trợ tạo, duy trì, mở rộng việc làm

Để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực sẵn có của Chương trình phục hồi đã được Quốc hội quyết nghị, Chính phủ đề xuất tăng 16.100 tỷ đồng kế hoạch vốn bố trí để thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nâng tổng số kế hoạch vốn bố trí để thực hiện chính sách này là 26.100 tỷ đồng.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi, Chương trình mục tiêu quốc gia trong phiên họp sáng 22/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng số vốn còn lại của chương trình phục hồi, kế hoạch đầu tư công trung hạn

Quốc hội đồng ý phân bổ 13.369,468 tỷ đồng số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 25.995,167 tỷ đồng số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện các dự án đủ thủ tục đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp chiều 23/5. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Bảo đảm đúng thời hạn thực hiện và giải ngân vốn các dự án của Chương trình phục hồi

Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiến nghị Chính phủ rà soát, hoàn thiện danh mục nhiệm vụ, dự án được phân bổ vốn, bảo đảm đúng thời hạn thực hiện và giải ngân vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo quy định của Nghị quyết số 43/2022/QH15.