12 ngày đêm quân và dân miền bắc anh dũng, kiên cường đáp trả chiến dịch không kích hủy diệt của đế quốc Mỹ cuối năm 1972 đã hằn sâu trong tâm thức của cậu bé người Hải Phòng Phạm Ngọc Định. Nhiều năm sau, dấu ấn về tháng ngày không quên ấy đã được tái hiện sống động trong cuốn truyện dài “Biến tấu của ký ức”. Chiều 4/11, tại Hải Phòng buổi ra mắt tác phẩm “Biến tấu của ký ức” đã diễn ra, thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả.
Không nơi đâu trên trái đất này, những người từng ở hai đầu chiến tuyến lại có thể trở thành bạn bè, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh như câu chuyện của những cựu phi công Việt Nam và Hoa Kỳ.
Đế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/9172 hòng “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá”. Trong 12 ngày đêm, giặc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường của cuộc đọ sức cuối cùng mà chúng tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng, tất cả mọi tính toán điên cuồng đó đều bị đảo lộn hoàn toàn. Quân và dân Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số địa phương miền bắc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên một chiến công vô cùng chói lọi!
Những ngày cuối tháng 12 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong bối cảnh cả nước đang ra sức thi đua vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Trong chiến dịch phòng không (CDPK) bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền bắc cuối tháng 12/1972, Tiểu đoàn 77 nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn phòng không (PK) 361, được giao nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Tiểu đoàn 77 đã lập nên một kỳ tích vang dội: Bắn rơi 4 chiếc máy bay B-52 của đế quốc Mỹ, trong đó 3 chiếc rơi tại chỗ. Với chiến công xuất sắc này, Tiểu đoàn 77 là một trong hai tiểu đoàn tên lửa bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất trong toàn bộ chiến dịch.
Trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12-29/12/1972), quân và dân Hà Nội đã khiến "siêu pháo đài bay B-52” thất trận lần đầu tiên trong lịch sử và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề. Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” đã tạo bước ngoặt và đòn quyết định buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Ngày 15/12, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề: Báo chí xung trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” với sự tham gia của nhiều thế hệ nhà báo, các nhân chứng lịch sử, đại diện một số bảo tàng và cơ quan ngoại giao...