Tận dụng lợi thế có quy mô diện tích không lớn, vốn đầu tư hạ tầng vừa phải, phù hợp với các doanh nghiệp vừa, nhỏ, công nghệ cao, sử dụng ít lao động, quản lý môi trường tập trung, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã phát triển hàng chục cụm công nghiệp, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Huyện Vĩnh Tường đang đứng trước cơ hội phát triển mới trong bối cảnh tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh đô thị hóa, hình thành cực tăng trưởng phía nam của tỉnh, liên kết với khu vực phía tây Thành phố Hà Nội và phía đông tỉnh Phú Thọ.
Với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giao thông kết nối thuận lợi, trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 10,5 tỷ USD vốn FDI, là điểm đến của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh luôn đứng thứ tư trong cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách.
Theo Kế hoạch số 139/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Hà Nội phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.
Triển khai quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị lập quy hoạch mới 4 khu công nghiệp, gồm Yên Bình 2, Yên Bình 3, Thượng Đình và Khu công nghiệp-Đô thị-Dịch vụ tây Phổ Yên với tổng diện tích gần 1.860ha để thu hút đầu tư trong những năm tới.