Hiện nay, Dự án xây dựng cầu Vàm Cát Sứt trên tuyến đường Hương lộ 2, bắc qua sông Buông, thuộc địa phận thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã gần hoàn thành. Tuy nhiên, công trình có trị giá gần 400 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước này lại đứng trước nguy cơ không có đường kết nối, khiến việc hoàn thành nhưng không thể đưa vào sử dụng, nguy cơ lãng phí trước mắt là điều khó có thể tránh khỏi. Phóng viên Báo Nhân Dân ghi nhận những hình ảnh tại hiện trường trong ngày hôm nay 8/11.
Chiều 29/10, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa tiếp tục phối hợp phường Phước Tân tập trung hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do trận lũ từ thượng nguồn sông Buông đổ về bất ngờ, khiến khu vực hạ nguồn ngập sâu. Nước lũ đã khiến hàng trăm hộ dân bị ngập, nơi sâu nhất là hơn 1,7m.
Từ rạng sáng ngày 29/10, lượng nước lớn đầu nguồn sông Buông đột ngột dồn về không thoát kịp đã khiến hàng trăm hộ dân ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bị ngập sâu. Nước lũ đã khiến cuộc sống và sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đang tích cực hỗ trợ khắc phục hậu quả..
Ngày 29/10, hơn 2.600 học sinh Trường trung học cơ sở Phước Tân 1, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phải nghỉ học do nước lũ ngập tràn vào trường.
Mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh là tình trạng ô nhiễm môi trường. Đây luôn là vấn đề nóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Địa phương đang tăng tốc hành động, triển khai quyết liệt hàng loạt giải pháp để từng bước cải tạo, phục hồi và kiểm soát chặt chẽ môi trường.
Sau khi Báo Nhân Dân phản ánh việc các cơ sở vật liệu xây dựng rửa đá, cát xả thải trực tiếp ra môi trường, khiến nước sông Buông bị ô nhiễm trầm trọng, các ngành chức năng đang quyết liệt vào cuộc, xử lý nghiêm vi phạm, trả lại sự trong lành cho dòng sông nội tỉnh dài nhất ở Đồng Nai.
Ngày 21/4, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) xác nhận, đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một công ty vi phạm quy định về bảo vệ môi trường gần khu vực sông Buông, thuộc địa phận phường Phước Tân.
Chiều 30/3, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cùng Đoàn công tác tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về môi trường tại khu vực khai thác đá tại thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.
Ngày 22/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ký và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn tài nguyên xanh Toàn Cầu, tại phường Phước Tân và đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp này do gây ô nhiễm nước sông Buông.
Sau khi Báo Nhân Dân số ra hôm nay (21/11) đăng bài Sông Buông trước nguy cơ bị “bức tử” đã nhận được nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình cao của cán bộ, người dân ở Đồng Nai; đồng thời đề nghị các ngành chức năng liên quan cần có giải pháp mạnh mẽ hơn để “cứu” dòng sông nội tỉnh dài nhất Đồng Nai, trước khi quá muộn.
Sông Buông có chiều dài hơn 52 km, bắt nguồn từ thành phố Long Khánh chảy qua huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa, rồi đổ ra sông Đồng Nai. Đây là dòng sông nội tỉnh dài nhất của Đồng Nai, vừa cung cấp nước vừa tiêu thoát nước, chống ngập cho nhiều địa bàn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dòng sông này đang bị “bức tử” do tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ trở thành “dòng sông nổi” từ việc khai thác đá ven sông.
Ngày 30-3, Đoàn liên ngành của UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã kiểm tra đột xuất một số bãi tập kết cát không rõ nguồn gốc để sàng rửa nằm sát sông Buông, thuộc địa bàn phường Phước Tân.