Trước đó, ngày 3-7, đã xảy ra sạt lở đất sông Hậu tại ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thạnh Trung với chiều dài khoảng 10 m, ăn sâu vào bờ khoảng 2m. Vụ sạt lở không dừng lại mà tiếp tục xuất hiện vết rạn nứt mới với chiều dài hơn 70 m đe dọa nhà của hàng chục hộ dân.
Qua kiểm tra, UBND huyện Châu Phú, UBND xã Vĩnh Thạnh Trung phát hiện có nhiều hộ trong khu vực nguy hiểm nên vận động di dời.
Và đến ngày 6-7, tại khu vực này lại tiếp tục sụp lún, sạt lở đất xuống sông khoảng trên 30 m so hiện trạng sạt lở ngày 3-7. Qua khảo sát, đoạn sạt lở có dấu hiệu rạn nứt tiếp tục mở rộng ra chiều dài khoảng 90 m, ăn sau vào bờ từ 3 đến 7m.
Khảo sát khu vực nguy hiểm cho thấy, có 11 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở và tài sản nên UBND xã vận động các hộ dân có nhà ở trong khu vực nguy hiểm di dời ngay về nơi ở tạm, 11 hộ dân đã thông nhất dời xa khu vực nguy hiểm. UBND xã tổ chức hỗ trợ 11 hộ dân tháo dỡ, di dời nhà cửa và tài sản.
Theo khảo sát, trong phạm vi 250 m chung quanh điểm sạt lở và 80 m tính từ quốc lộ 91 xuống sông Hậu có 53 căn nhà ở. Trong đó, 11 hộ nằm trong vùng nguy hiểm đã di dời, 13 căn nhà nằm gần vết nứt có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở, 29 căn nhà cách nơi sạt lở 20 m.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, nguyên nhân sạt lở do ảnh hưởng của địa hình và tác động dòng chảy sông Hậu lâu năm đạp vào bờ tạo hàm ếch ngang gây sạt lở. Đoạn rạn nứt mới này cũng nằm trong khu vực cảnh báo nguy hiểm của ngành chức năng.
- Quốc lộ 91 lại tiếp tục sạt lở
- Quốc lộ 91 qua huyện Châu Phú có nguy cơ sạt lở tiếp
- Quốc lộ 91 sạt lở xuống sông Hậu
- Ban bố tình trạng sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 91
- Khẩn cấp xử lý sạt lở bờ sông ở huyện Chợ Mới, An Giang
- Khẩn trương khắc phục sạt lở ở Hậu Giang
- Cần giải pháp bài bản chỉnh trị dòng chảy sông Hậu